PUTIN - LOGIC CỦA QUYỀN LỰC - Trang 5

trong Chàng ngốc từ năm 1868, đến nay đã hơn thế kỷ nhưng dường
như vẫn còn tính thời sự.

Tờ Komsomolskaya Pravda - trong một cuộc tranh cãi liên quan

đến thái độ của người Nga đối với Trung tâm kỷ niệm cố Tổng thống
Boris Yeltsin ở Moskva, đã mở một chuyên mục đặc biệt. Họ mời
người Nga kể lại đã sống thế nào vào thập niên 1990 - khi nước Nga
bước vào con đường, mà Hubert Seipel gọi là “chủ nghĩa tư bản ăn
thịt”. Theo dõi những tâm tình bạn đọc gởi tới hưởng ứng, người đọc
có thể “cười ra nước mắt” trước sự sụp đổ ảo tưởng của dân Nga thời
kỳ này. Dưới đây là ba trong số rất nhiều câu chuyện được những
người Nga “sống sót qua thập niên 1990” gởi tới Komsomolskaya
Pravda:

“Tôi nhớ mình đến chỗ bạn gái. Bạn gái tôi là phó tiến sĩ sử học,

lúc đó đang bán tất ở cây số 7 đường Ovidiopolskaya

*

. Bên phải cô là

một trung tá về hưu bán dây giày và tấm lót chân. Còn bên trái là giáo
viên vật lý của một trường đại học kỹ thuật bán đồ lót. Đang là mùa
đông. Cả nhóm đang tranh cãi về lý thuyết siêu dây, rót từ một cái ấm
ra thứ rượu Cô-nhắc đáng ngờ mà một triết gia nào đó ở đấy đã mua
sỉ rồi về chiết ra chai đem bán. Giữa các gian hàng là những đống lửa
được đốt lên để sưởi. Ở đó đã đập những nhịp trí thức lụi tàn của
thành phố chúng tôi.”

(Tachiana Travka)

“Thập niên 1990, chúng tôi tìm thấy mứt mơ được bà chúng tôi

nấu từ thuở xa xưa. Đến năm 1991, bà tôi đã mất được năm năm. Bà
đã trải qua những năm 1930 sóng gió ở sông Đông, nơi như bà kể, có
những thi thể trương phình nằm đầy trên đường.

Bà chúng tôi luôn làm thức ăn dự trữ để không lâm vào cảnh đói

túng. Và đấy, những hũ mứt mơ nâu đen không hề bị hỏng của bà đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.