các bài báo, ngoại trừ việc ông ta là một blogger nổi tiếng, nhìn điển
trai và đấu tranh chống tham nhũng, về việc điều gì đã kết nối các nhà
đối lập khác nhau, như Sergey Udaltsov - điều phối viên các lực lượng
cánh tả và cựu Phó Tổng thống Boris Nemtsov, cũng không đọc được
nhiều trên các bài báo.
Và lẽ đương nhiên, không có gì nghi ngờ việc ai đang đứng trên
con đường đột phá dân chủ - Vladimir Putin. Tùy theo khuynh hướng
của các nhà báo, ông là kẻ độc tài, nam tính, hay trong trường hợp tốt
nhất, là “một gã cũng được trong chính trị”. Tai họa của nước Nga -
như logic của bản cáo trạng xã hội này đưa ra - là kết quả trực tiếp của
ý chí tổng thống, chứ không thể là kết quả của sự phát triển xã hội.
Niềm hy vọng rằng chẳng bao lâu Tổng thống Nga sẽ trở thành
lịch sử, vào ngày bầu cử đã không được thực hiện. Sự va chạm với
thực tiễn đòi hỏi khả năng biện chứng. Trả lời câu hỏi, tại sao không
diễn ra bước ngoặt chính trị, người ta chẳng buồn để tâm đến những
nhận định sai lầm của riêng mình. Thay vào đó, họ nói về việc cử tri
Nga chưa đủ độ chín cần thiết.
Dĩ nhiên, sự trở lại của Putin vào điện Kremlin là kết quả của
những “mưu đồ đen tối”, như tờ Spiegel online viết. Bởi vì dù gì đi
nữa, “cuộc bầu cử tổng thống hiện nay cũng bị thao túng”, để chỉ cho
ông chủ điện Kremlin thấy dẫu sao, tệ lắm thì ông ta cũng có một đa
số nào đó. Thế nhưng, theo ý kiến các nhà báo, đó là “một đa số giả”.
Một nhan đề đã được hình thành như thế chỉ một thời gian ngắn sau
khi cống bố kết quả bầu cử, “đa số của Putin chỉ có tính số lượng, chứ
không chất lượng”. Bởi đó không phải là tiếng nói của các thị dân
triển vọng trẻ, ngồi trong quán cà phê Starbucks ở Moskva và Saint
Petersburg. Đó là tiếng nói của những người đã quen hài lòng với
những thứ nhỏ bé - những người đã về hưu, bác sĩ, giáo viên, các
giảng viên đại học, quân nhân và nhân viên an ninh -tác giả bài báo
viết (57). Dân chủ - như chương trình truyền hình “Tìm kiếm tài
năng”. Đối với cuộc khủng hoảng chính trị, như Lenin viết trong công