– Thực là độc địa!
Đào hầu hỏi con:
– Con đoán được rồi à?
– Con đoán ra rồi. Trọng Thuỷ biết An-dương chạy đâu, thì mang Mỵ Châu
theo. Cho nên Trọng Thuỷ mới tặng Mỵ Châu chiếc áo lông ngỗng, dặn
nàng rắc lông để y biết mà tìm. Trọng Thuỷ chỉ việc theo dấu là bắt được
An-dương vương.
– Đúng! Trọng Thuỷ về triều, cho chế nỏ thần như Aâu-lạc, rồi cùng cha là
Triệu Đà cất quân đánh. Âu-lạc lâu nay hoà bình, không phòng bị. Khi
quân Triệu Đà tới nơi, vội vàng mang nỏ thần ra bắn, thì mười cái hỏng cả
mười. Thậm chí những dàn nỏ đặt trên thành cũng bị hỏng cả. Đại quân
Âu-lạc tan vỡ mau chóng. An-dương vương vội ôm Mỵ Châu lên ngựa
chạy về phía Nam. Chạy được hai ngày thì gặp đoàn đệ tử của anh em Cao
Nỗ.
Đào hầu ngừng lại cho con theo kịp rồi tiếp:
– Nguyên khi về nghỉ ở thôn trang, đại tướng Cao Nỗ đã sáng chế ra một
loại nỏ bắn mỗi lần cả ngàn mũi tên, tầm bắn xa gấp đôi. Vì vậy đoàn đệ tử
của ngài ít người, nhưng bắn lui quân Triệu. Sau quân Triệu tới trùng trùng
điệp điệp, mà đoàn đệ tử Cao gia chỉ có mấy trăm người, nên cuối cùng anh
em ngài đều tuẫn quốc. Nhờ anh em Cao gia ra sức cản giặc, An-dương
vương mới chạy đến đất này.
Đào hầu chỉ mỏm đá trước mặt:
– Đây là chỗ An-vương vương giết Mỵ Châu, rồi nhảy xuống biển chết.
Còn ngôi đền trên đỉnh núi kia là nơi tổ tiên ta xây để thờ An-dương vương.
Kể đến đây Đào hầu xuất thần ngơ ngẩn nhìn những lớp sóng biển trắng
xoá, lớp nọ đè lên lớp kia xô nhau tiến vào bờ.
Hốt nhiên ông khoanh tay thành quyền, bước chéo sang phải một bước,
phóng chưởng đánh vào một bụi cây. Chưởng phong vù vù xô tới, cây cỏ
bật tung lên. Ông lại lùi một bước phóng chưởng thứ nhì, cát đá bay mịt
mờ. Ông lùi bước thứ ba phóng chưởng nữa, trúng vào cây thông đến ầm
một cái, cây thông gãy làm đôi đổ xuống.
Đào Kỳ reo lên: