đã thấy Nguyễn Phan sử dụng chiêu này một vài lần. Ông còn giảng rằng
đó là chiêu Mài gươm dưới ánh trăng khi ra chiêu cần phải tính toán để
kiếm của mình đụng vào kiếm đối thủ sắp đổi chiêu. Trong khoảnh khắc
đó, lực đạo đối phương rất yếu, kiếm mình có thể đánh bay kiếm đối thủ đi.
Ban nãy, Mai Huyền Sương phải dùng đủ mười thành công lực mới phóng
mấy mũi tụ tiễn đánh rơi kiếm của bọn Nguyễn Trát. Thế mà bây giờ, chỉ
với một chiêu kiếm quái dị, Phương Dung đã đánh rơi kiếm của anh em họ
Trương, hỏi họ không kinh hoàng sao được?
Mai Huyền Sương quát lên:
– Dĩ nhiên chiêu đó là kiếm pháp bản môn, nhưng tại sao ngươi lại biết?
Câu hỏi này chính Nguyễn Trát, Phan Đông Bảng cũng định hỏi nàng.
Phương Dung đáp lững lờ:
– Ta học chiêu kiếm này của người lớn.
Nguyên vì Đào Kỳ lớn hơn nàng một tuổi nên nàng đáp lơ lững như vây để
làm rối trí đối thủ.
Mai Huyền Sương thấy nàng trả lời lờ mờ, y thị là người nóng tính nên
quát lớn:
– Dĩ nhiên chiêu kiếm đó ngươi học được của bề trên. Nhưng ngươi có biết
chiêu đó chỉ có người chưởng môn mới được học không?
Thị quay lại hỏi Nguyễn Trát:
– Mi còn chối được nữa không? Rõ ràng sư phụ ngươi đã hãm hại sư phụ
để học kiếm pháp trấn môn, nếu không làm sao ngươi biết mà truyền cho
con nhỏ này?
Đào Kỳ ngồi dưới, chàng biết rõ bọn Lê Nghĩa Nam bắt giam sư phụ, được
Nguyễn Phan truyền thụ kiếm pháp, nội công giả cho chúng. Chúng luyện
tập suốt hơn hai năm qua, không kết quả. Bây giờ chúng còn đổ tội cho
Nguyễn Thuật, sư phụ Nguyễn Trát, thì thực là xảo quyệt, ác độc. Chàng
không nhịn được, buông tiếng cười gằn:
– Lê tiền bối! Địa vị người trong phái Long-biên cũng không nhỏ. Đã là
cao nhân thì phải quang minh chính đại. Đâu có chuyện mình làm những
điều sai quấy, lại đi đổ cho kẻ khác. Khổng-tử nói rằng: Những điều mình
không muốn thì đừng làm cho kẻ khác. Ngài lại cũng nói: Người quân tử đã