đệ đến thăm Nghiêm Sơn. Nghiêm Sơn được tin Tô Định cáo giác, thế nào
cũng cho phép Thái thú khám chỗ ở cũa Ngũ-kiếm. Khi khám, thấy vàng
bạc, châu báu, hành lý cũa Tô Phương. Bằng chứng sờ sờ ra đó, Ngũ-kiếm
không đường chối cãi. Nghiêm Sơn, Tô Định sẽ ra lệnh bắt họ, họ có võ
công cao, bị hàm oan, trong tay lại có Thượng-phương bảo kiếm, họ sẽ
chống lại.
Đào Kỳ hỏi:
– Đối với sư tỷ, tôi có cần nói rằng tin tức tôi biết, vàng bạc ở nhà Ngũ-
kiếm là do mình lập kế, hay cứ đổ diệt cho Ngũ-kiếm đi cướp?
– Không! Không nên.
Trưng Nhị bàn: Không phải chúng ta không tin Thiều Hoa, nhưng cái
gương Mỵ Châu còn đó. Đề phòng Thiều Hoa ngây thơ, nhẹ dạ. Đào hiền
đệ cứ làm như biết rõ vụ trộm này là do Ngũ-kiếm gây ra thực. Thiều Hoa
là người linh mẫn, bình thường không dễ gì tin chuyện đó. Nhưng tình sư
tỷ, sư đệ quá sâu, Thiều Hoa sẽ tin. Còn Nghiêm Sơn, bình thường, chắc
chắn y cũng không tin như vậy. Nhưng y nhất thiết thương yêu Thiều Hoa,
nên cũng sẽ bị lầm lẫn trong mấy ngày. Rồi khi y biết sự thực, có hối cũng
muộn.
Đặng Thi Sách nói:
– Chúng ta làm như vậy sẽ thành công đấy. Song vu oan cho Ngũ-kiếm thì
ta thấy trái... đạo lý.
Trưng Nhị cười:
– Phục quốc thì đến mạng sống của chúng ta còn không thiết, huống hồ
dùng sảo kế.
Quý Lan nói tiếp:
– Nếu trường hợp Thái-thú không tin, bắt giam Ngũ-kiếm, thì dễ quá. Bấy
giờ, Đào, Nguyễn hai người cứ vào nhà lao cứu họ ra. Gây một trận đấu
thiên kinh động địa. Tất cả quân sĩ, võ sĩ sẽ biết mặt hai em. Sau đó hai em
trở về phủ Lĩnh-nam công thăm sư tỷ và ở đó với sư tỷ.
Đào Kỳ ngơ ngác không hiểu, Phương Dung nói :
– Chúng em ở phủ Lĩnh-nam, các tướng sĩ tất nhận được mặt. Chúng sẽ
chẳng ngần ngại gì mà không báo cáo với Tô Định. Tô Định vốn tỵ hiềm