toan bỏ chạy thì kị binh đã ào ào tới.
Đào Kỳ bảo Phương Dung:
– Lấy khăn bịt mặt lai.
Hai người vừa bịt mặt, thì đội kị binh đã tới, đi đầu là Nghiêm Sơn. Đám kị
binh vây tròn hai người vào giữa. Nghiêm Sơn vung chưởng hướng Đào Kỳ
phóng tới. Đào Kỳ biết chưởng lực của Nghiêm Sơn rất hùng hậu. Trong
trận chiến Cửu-chân hồi trước, Nghiêm chỉ đánh một chưởng đã khiến cho
cậu của chàng là Đinh Đại phải phun máu miệng. Chàng vội vận toàn lực,
xuất phát thế chưởng Ngưu ngọa ư sơn, một thế cực kỳ cương mãn của
Phục ngưu thần chưởng. Bùng một tiếng, Nghiêm Sơn lùi lại hai bước,
người chàng rúng động, khí huyết đảo lộn. Chàng nhìn đối thủ, thấy ung
dung, dáng người quen quen, nhưng cấp thời chưa nhận ra ai. Từ ngày sang
Lĩnh Nam đến giờ, chàng đã từng đấu chưởng với không biết bao nhiêu anh
hùng hào kiệt, đạo tặc; Hán có, Việt có, nhưng thường thường chàng thắng,
thắng hoặc hòa mà thôi. Không ngờ hôm nay gặp một đối thủ vô danh, mới
đấu một chưởng, chàng đã thua sút rõ ràng.
Chàng nghĩ:
– Đối phương sử dụng chưởng pháp Phục ngưu, đúng là người của phái
Tản-viên. Trong phái Tản-viên hiện thời chỉ có Lê Đạo Sinh có thể thắng
được ta. Nhưng dáng ngươì Lê cao lớn, chứ không nhỏ như thế này. Vậy
người này là ai?
Nghiêm Sơn hít một hơi chân khí, vận đủ mười thành công lực, phóng một
chưởng dương dương vào bậc nhất của môn hộ gọi là Hỏa lôi chấn thiên
chưởng vào đối thủ. Đào Kỳ thấy thế chưởng hung bạo, chàng vội chuyển
chân khí sang nhu, phát thế chưởng Ngưu thực ư dã đỡ. Hai chưởng chạm
nhau, xịt một tiếng, chưởng của Nghiêm Sơn mất tăm mất tích. Người
Nghiêm lảo đảo lùi lại. Nghiêm nói:
– Các hạ là ai? Ta thấy vừa rối các hạ sử dụng Phục ngưu thần chưởng từ
cương sang nhu. Thế chưỡng đó là Ngưu thực ư dã của Tản-viên đã thất
truyền. Ta e chưởng môn Tản-viên Đặng Thi Sách cũng không biết. Vậy
người là ai?
Đào Kỳ tuyệt không trả lời, vung tay phóng chưởng. Nghiêm Sơn vận chân