– Khải bẩm phu nhân, thì ra phu nhân là đệ tử của phái Cửu-chân?
Thiều Hoa gật đầu:
– Sư phụ của tôi họ Đào, húy Thế Kiệt.
Nàng tiếp:
– Tôi muốn phiền Huyện-úy cho biết trong huyện Long-biên có người nào
họ Đào không?
Hoàng Đức nói:
– Trước đây, Quốc-công có lần hỏi tới điều đó, nhưng tiểu nhân đã tìm
khắp nơi, nhưng không có người nào họ Đào cả.
Đào Kỳ hỏi:
– Tôn sư hiện đang ở đâu?
Hoàng Đức nói:
– Nghiệp sư thường ở trang Thái-hà, nhưng hiện nay người đi vắng, không
có ở trong trang. Dường như nghiệp sư lên vùng Tản-viên gặp chưởng môn
Đặng Thi Sách để dạy dỗ y điều gì không rõ. Người có nói người sẽ trở về
đây vào khoảng mồng mười tháng tám để dự đại hội Tây-hồ.
Thiều Hoa ăn bữa trưa ở nhà Hoàng Đức rồi từ tạ lên đường. Nàng tin rằng
sư phụ, sư mẫu thế nào cũng đến vùng Cổ-loa để gặp lại nhau. Nàng biết
tính sư phụ: Cẩn thận, kín đáo, dù thế nào chăng nữa, người cũng để vết
tích ở Cổ-loa cho mọi người liên lạc với nhau.
Khi đi đường, Đào Kỳ lại lên cơn suyễn, ngực nghẹn thở, đau đớn muốn
chịu không nổi. Từ hôm ở Mê-linh về đến giờ, cứ hai ngày một lần, Đào
Kỳ lên cơn suyễn, nhưng chưa bao giờ nặng như hôm nay. Chuyến này,
chàng theo Trưng Nhị về Long-biên mục đích tìm sư phụ của Trần Năng là
Trần Đại Sinh để xin chữa bệnh. Nghiêm Sơn đã nhờ phủ Tế tác dò la tin
tức, nhưng vẫn không tìm ra tung tích của ông.
Từ hôm bị trúng độc đến giờ, cơn suyễn của Đào Kỳ ngày một nặng hơn
trước. Đúng như Đinh Công Dũng nói, nếu cứ tình trạng này, ba năm nữa
chàng sẽ chết như ngọn đèn hết dầu.
Thiều Hoa đi bên cạnh sư đệ mà lòng đau như dao cắt. Nàng hiện là vợ một
nhân vật đầu não Lĩnh Nam mà không tìm ra cách gì chữa bệnh cho người
sư đệ mà nàng cực kỳ thương yêu. Ngồi trên xe ngựa, nàng ôm Đào Kỳ vào