– Văn-Lang muôn năm!
Tiệc tàn, chàng dẫn Thiều Hoa, Phương Dung dạo chơi cố đô. Đến nền của
cung điện thời Âu-lạc, chàng chỉ cho Thiều Hoa:
– Đây là Ngự-triều di nguy, nơi xưa kia An Dương vương hội họp bá quan
văn võ.
Ghi chú của thuật giả.
Điện, nơi vua An-Dương thiết triều, theo thơì gian bị đổ nát. Khi vua Ngô
dành độc lập, đã xây lại, rồi trồng một cây đa. Trải hơn nghìn năm, Ngự-
triều di nguy tuy có hư hại, đổ nát, nhưng vẫn được tu bổ, giữ nguyên công
trình cũ. Cây đa hiện nay vẫn còn. Từ năm 1992, gần như hằng năm, tôi
đều về Việt-Nam, với chức vụ Giám-đốc thị-trường (Directeur marketing)
của CEP (Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu= Coopérative Européenne
pharmaceutique). Mỗi dịp như vậy, tôi đều rủ các bạn ngươì Âu viếng thăm
cố đô Âu-Lạc, dĩ nhiên tôi là người hướng dẫn. Đôi khi có những giai nhân
đồng hành: Năm 1993, bác sĩ Trần An Xuân của bệnh viện Trưng-vương
Sài-gòn; năm 1994, người đẹp Bùi Phương Lan Paris; năm 1998 Lê thị
Kim Thanh, giai nhân Sài-gòn ; năm 1999 danh ca Thùy Hương. Mỗi lần
viếng thăm, tôi đều yêu cầu những người cùng đi ký sổ vàng, tôi ra giá :
Mỗi người cúng 100 USD. Tôi dịch từng bia đá, từng câu đối cho mọi
ngươì nghe. Tại cố đô cũng có hướng dẫn viên di tích lịch sử . Cô còn rất
trẻ, rất đẹp. Cô thuyết trình rất chi tiết. Nhưng khi cô thuật : Nơi đây đức
vua cùng Tứ-trụ đại thần thiết triều thì Phương-Lan, là ngươì nghiền rất kỹ
bộ Anh-hùng Lĩnh-Nam. Lan hỏi : Tứ trụ đại thần là những vị nào ? Thì cô
không trả lời được. Phương-Lan giảng : đó là Phương-chính hầu Trần Tự
Minh, giữ chức Tể-tướng. Vạn-tín hầu Lý Thân, giữ chức Tư-mã. Cao-cảnh
hầu Cao Nỗ, giữ chức Tư-đồ. Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung giữ chức Tư-
không.
Phương Dung hỏi:
– Chỗ chúng ta đứng ngày nay, gần hai trăm năm trước, các anh hùng đã
đứng. Nhưng ngày nay họ ở đâu? Tại sao chúng ta lại hèn thế này? Tại sao
chúng ta để người Hán cỡi lên đầu lên cổ chúng ta?
Bỗng một người ăn mày ngồi ngủ gật ở góc tường kêu lên: