– Cháu cứ yên tâm ở đây với Đào Kỳ. Chú với dì hứa sẽ đứng ra lo cho
cháu với Đào Kỳ được mãi mãi bên nhau. Cha mẹ cháu ở thuyền phía
trước. Việc này, mẹ cháu cũng đau lòng lắm, chứ có vui gì.
Đào Kỳ thấy Lục Mạnh Tân đối xử đúng ra vẻ người quân tử, thật thà ngay
thẳng chàng càng phục. Chàng tiếp tục chép võ công cho Lê Đạo Sinh. Cứ
chỗ nào Lê biết rồi, chàng chép thực đầy đủ chi tiết. Chỗ nào Lê chưa biết
chàng chép sai.
Thuyền cứ tiếp tục đi về hướng Nam. Ngoài những lúc chép võ kinh ra,
Đào Kỳ lại được Lục Mạnh Tân giảng giải về các sách của Hàn Phi,
Thương Ưởng. Nhưng Đào Kỳ thích nhất được nghe giảng về chiến quốc
sách. Mỗi đoạn trong sách chàng đều thu được kinh nghiệm, phương cách
xử thế ở đời.
Một hôm thuyền đến cửa một con sông và buông neo, đậu lại. Đào Kỳ nhìn
lên bờ thấy quen quen, nhưng chàng không nhớ ra là đâu. Lúc nhìn vào bờ,
gần bãi biển thấy có một ngôi đền cổ với ba cây đa cao ngất tầng mây.
Chàng chợt nhớ ra, đây là đền thờ Cao cảnh hầu, nơi chàng đã cùng sư bá
Phạm Bách, sư tỷ Thiều Hoa đi qua. Trong đền thờ chàng đã mượn cây gậy
đồng của Cao cảnh hầu biểu diễn côn pháp. Nhờ cây côn ấy chàng đã học
được võ công kinh người. Chàng nghĩ ?
– Vậy thuyền đi về phía Cửu chân đây.
Có một chiếc mủng nhỏ chở hai người từ thuyền khác sang thuyền chàng.
Lục Mạnh Tân vội nói với Đào Kỳ :
– Chắc Song quái sang thuyền này để đổi cho thầy. Bây giờ thầy cô phải trở
về thuyền bên kia. Con hãy vào khoang cho thầy khóa chân lại. Nếu không
Vũ Hỷ sẽ kiếm chuyện với thầy. Thầy là văn nhân, không biết võ công, có
nhiều phiền phức lắm.
Đào Kỳ vào khoang. Lục Mạnh Tân khóa chân chàng lại, song quái cũng
vừa tới. Song quái bước vào khoang, hỏi chàng :
– Đào công tử ! Chắc ngươi tự hỏi trong lòng rằng chúng ta đưa người đi
đâu phải không ? Ta nói cho công tử nghe cũng chẳng sao. Chúng ta đưa
công tử về Cửu-chân chơi. Viếng lại cảnh cũ chắc công tử cảm động lắm.
Ký ức Đào Kỳ nhớ lại trước kia Lê Đạo Sinh giam chàng để làm mồi bắt