so với trang Thiên-trường thì không thấm vào đâu. Liếc vào trong trang,
nhà nào cũng bằng gạch ngói đỏ san sát. Đường đi rộng rãi, nếp sốngn dân
chúng thanh thản, hạnh phúc.
Người giữ cổng trang đánh một hồi trống. Lát sau, một hán tử trung niên,
dáng người thanh nhã, đi với bốn thanh niên và một thiếu nữ ra đón khách.
Nàng Quốc giới thiệu :
– Đây là sư phụ cùng các sư huynh, sư tỷ của tôi.
Rồi nàng lại giới thiệu nhóm Nghiêm Sơn.
Nguyên đệ thất Thái-bảo phái Sài-sơn họ Trần tên Quốc-Hương, lập nghiệp
ở Thiên-trường và Hoàng-xá. Hoàng-xá, ông để cho con trưởng trông coi,
ông về vùng gần biển lập ra ấp Thiên-trường, quy tụ dân lại đông đến mấy
vạn. Ông là người đạo đức, nhân hiệp, khéo chiêu dân, dạy dân, không ác
độc, hoang phí coi dân là tôi mọi như các lạc hầu xung quanh. Do đó dân
theo về ngày một đông. Cách đây hơn nửa tháng, Trần Đại-Sinh là chú ruột
ông, cùng với chị cả cũng là đại sư tỷ Trần-thị Phương-Châu, trên đường từ
đảo trở về đã ghé thăm ông, cho ông biết qua kế hoạch phục quốc. Ông cho
đệ tử là nàng Quốc ra sông đón khách.
Thấy khách, ông mừng lắm :
– Tại hạ chờ đón quý vị hơn nửa tháng, nào mời quý vị vào.
Ông thấy Đào Kỳ ướt sũng, ngó qua thấy đệ tử mình cũng ướt. Ông biết
ngay thế nào cũng xảy ra chuyện gì rồi. Ông hỏi :
– Quốc con ! Hết kiêu căng chưa ?
Nàng Quốc vẫn cười :
– Hết sạch rồi sư phụ. Cả hai cùng ướt hết.
Đào Kỳ chắp tay hướng vào phía Trần Quốc :
– Tiểu sư muội ! Năm trước, Nghiêm đại ca của tôi bị đệ tứ sư bá dùng kế
đánh chìm mà chịu thua. Lần này tôi bị tiểu sư muội dùng kế đánh rơi
xuống nước, tôi cũng đã bị thua.
Thiều-Hoa kể chuyện qua sông cho Trần Quốc-Hương nghe, tất cả mọi
người đều cười :
Trần Quốc-Hương hướng vào Lê Thị Lan hỏi :
– Cháu là đệ tử của Tản-viên song hùng Nguyễn Thành-Công. Như vậy,