Hải-đoàn Lĩnh-nam. Tấm thứ nhì : Đào Kỳ Chinh-viễn đại tướng quân.
Tấm thứ ba : Nguyễn Phương-Dung Đệ nhất Quân-sư. Phong thư có ấn son
đỏ đề : "Lĩnh-nam vương Tả tướng quốc, lệnh văn võ các cấp phải tuân
lệnh điều động của Đệ nhất Quân-sư và Chinh-viễn đại tướng quân. Trái
lệnh xử trảm".
Ngô Đạt đã được Thái-thú Cù Anh-Thông loan báo đại quân Lĩnh-nam
vương đã tới Quế-lâm. Chinh-viễn đại tướng quân sẽ tới bí mật bất kể ngày
đêm để dọ thám bên địch. Hễ thấy không được chào hỏi, phải mời vào gặp
cấp trên ngay. Vì vậy y vẫy quân sĩ :
– Các người tránh ra hết.
Đợi quân sĩ đi hết, y mới chắp tay hành lễ quân cách :
– Giám-sở Tế-tác Vĩnh-nhân xin ra mắt Quân-sư và Đại-tướng quân.
Thái độ y hiên ngang, kính trọng mà không sợ hãi. Đào Kỳ thấy thiện cảm :
– Chúng ta đi gặp vị trấn thủ ải này rồi hãy nói truyện.
Ngô Đạt dẫn ba người vào một căn nhà khác. Y ra hiệu ba người ngồi chờ,
rồi vào trong. Một lát sau y trở ra cùng một tướng quân, tuổi khoảng 50
dáng điệu uy nghiêm.Viên tướng trấn thủ hành lễ quân cách :
– Tiểu-tướng Trần Huê xin ra mắt Quân-sư và Đại tướng quân.
Đào Kỳ và Phương-Dung đáp lễ. Y mời ba người vào trong trướng, sai đãi
trà. Phương-Dung cho y biết sơ ý định đánh Thục. Vì vậy nàng và Đào Kỳ
tới đây để đích thân thám sát tình hình. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng không vượt
sông được, nói với Trần Huê :
– Sông này, rộng sâu thế nào ?
– Kim-sa giang rộng khoảng một ngàn trượng. Sâu không biết bao nhiêu
mà lường. Mùa nước cạn còn rộng khoảng 800 trượng mà thôi, nước chảy
cũng ít mạnh. Còn về tình hình bên địch xin để Ngô Đạt trình bày.
Ngô Đạt đỡ lời Trần Huê :
– Đạo quân Độ-khẩu của Thục có một Lữ kỵ binh, một Lữ bộ binh và một
Hải đoàn. Hải đoàn đóng sát ngay chân thành Độ-khẩu. Trong thành có hai
tốt kỵ, hai tốt bộ. Tổng cộng cả bộ, kỵ, thủy là 600 người. Tướng trấn thủ là
Sơn Ngọc-Quang, ít học, nhưng là một tướng có tài và là một tay võ công
trác tuyệt. Y lại là người kiên trì cẩn thận. Trong thành y để 600 quân, bên