Q1 - ANH HÙNG LĨNH NAM - Trang 981

– Nước sông lạnh lại chảy xiết, làm sao vượt qua ?
Giao-long nữ cười :
– Tôi là Giao-long, Đào đại ca là rái cá. Chúng tôi tu luyện ngàn năm thành
người, qua sông có gì khó ?
Nói xong nàng nhào xuống nước cùng Đào Kỳ lặn sâu trong đáy sông. Một
lát sau cả hai đã nổi bên kia bờ sông. Họ chỉ bị trôi về hạ lưu hơn trăm
trượng thôi. Đào Kỳ lại chặt cây, cắm xuống sông, cột dây vào, đoạn chàng
bắt chước tiếng chim, rúc lên một hồi.
Bên này Phương-Dung bảo Trần Huệ :
– Tướng quân đứng ở đây, để tôi với Ngô giám-sở bám dây lội qua sông.
Bây giờ Ngô Đạt mới tỉnh ngộ. Y nhảy xuống sông bám dây lội qua. Khi
đến được bờ đã thấy Phương-Dung ngồi đó tự bao giờ. Bốn người len lỏi
trong đêm đến Độ-khẩu, theo đường bộ qua Mễ-dịch rồi lại trở về chỗ cũ,
lội sông, sang Vĩnh-nhân.
Tới thành Vĩnh-nhân Phương-Dung nói :
– Trần, Ngô tướng quân cần giữ bí mật, coi như chúng tôi chưa tới đây, để
tế tác giặc không biết. Tướng quân được phép tổ chức cờ bạc, ăn chơi cho
quân sĩ trong ngày cuối năm, để đánh lạc hướng chú ý của giặc. Tôi sẽ có
lệnh sau.
Sáng hôm sau ba người lên đường trở về Côn-minh, tới nơi thì Triệu Anh-
Vũ và Đinh Công-Thắng cũng vừa về tới. Nghiêm Sơn mời tất cả vào
trướng thương nghị.
Đinh Công-Thắng trình bày :
– Chúng tôi đi thám thính, đường Kim-sơn đến Long-xương phải qua một
ngọn núi cao 1500 trượng. Sang chân núi bên kia chỉ có một tốt khoảng 100
binh sĩ canh phòng. Tới mãi Long-xương mới có một lữ kỵ binh đóng trong
thành nhỏ. Đây là đồng bằng, dân chúng sống hiền hòa, binh sĩ trễ nãi, việc
canh phòng sơ hở. Có điều khi vượt qua Kim-sơn, chúng tôi phải nhờ đến
đội Thần-hầu của Hồ Đề lên trước cột dây mới qua được. Tuy vậy, nếu mạo
hiểm đánh chiếm Long-xương, tất Thành-đô rúng động. Chỉ sợ sau đó
chúng rút quân từ hai đạo Tây-xuyên và Kinh-châu về, chúng ta ít người
khó đương cự nổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.