QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 349

Nếu Giáo hội từ chối trách nhiệm cứu đói vùng Volga, sẽ có cớ trút tội
"thấy dân đói không cứu" và nếu có thể quy trách nhiệm tạo nên nạn
đói.

Nếu Giáo hội lãnh trách nhiệm thì tài sản Giáo hội chắc chắn chẳng
còn gì! Đỡ phải tịch thu, xung công.

Nhân vụ tổ chức cứu đói này, nhà nước ít nhất cũng quơ được một số
ngoại tệ không nhỏ của nhà thờ. Vàng bạc cũng có thiếu gì, trong các
đồ thờ tự.

Vả lại Giáo hội Nga đã chính thức đặt vấn đề cứu đói ngay từ lúc nạn đói
sông Volga sắp hoành hành. Giáo chủ Tikhon đã có thông điệp cho các địa
phận từ tháng 8 năm 1921 về việc tổ chức các Ủy ban Cứu đói toàn quốc và
công cuộc lạc quyên cũng bắt đầu. Nhưng nhà nước hồi đó không muốn
Giáo hội trợ giúp đứng ra tổ chức để tiền quyên được biến thành bánh mì
trực tiếp đến tận miệng dân đói. Nếu có công tác cứu đói thì cũng độc
quyền nhà nước! Do đó các Ủy ban Cứu đói của Giáo hội bị cấm hoạt
động, số tiền đã quyên được bao nhiêu phải xung nạp công quỹ hết. Giáo
chủ Tikhon đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng ở La Mã cũng như Giáo chủ Anh
quốc giáo tiếp tay cứu trợ nhưng gặp sự chống đối của nhà nước. Chỉ nhà
nước mới có quyền liên lạc, tiếp xúc với ngoại quốc! Huống hồ nhà nước
còn đầy đủ phương tiện chống đói, đâu đã đến nỗi phải kêu gọi tới người
ngoài, nước ngoài?
Cũng được! Nhưng dân lưu vực sông Volga đã bứt cỏ, nhai đế già, gậm cả
bậc cửa. Đột nhiên Ủy ban Nhà nước Cứu đói (Pomgol) đưa đề nghị Giáo
hội san sẻ bớt tài sản cho dân đói. Không cho hết, chỉ cho những thứ không
cần thiết cho việc hành lễ, thờ tự. Giáo chủ Tikhon chấp nhận. Một mặt
Pomgol có chỉ thị chỉ được nhận phẩm vật, thúc giục Giáo hội tự ý quyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.