sửa lại, nhưng cải sửa đây không phải là vừa chở than chở đá vôi dơ dáy
mà phải quét lò than! Tù đi đày đâu cần lò sưởi, nấu ăn dọc đường cho
phiền phức? Vả lại chỉ đi trên dưới 1 ngày thì đói lạnh đến mấy cũng dư
sức chống cự! Công tác cải sửa chỉ nhằm kiểm soát kỹ từng mánh ván ở
nóc toa, sàn toa và hai bên vách toa xem có đủ chắc chắn, kiên cố không.
Có lỗ hổng, cây ván yếu là đóng cứng lại, mấy lỗ thủng hơi nhỏ đóng bít
hết. Cả toa xe chỉ có quyền có 1 lỗ hổng nho nhỏ đục ở sàn toa để làm ống
cống, có bao lưới sắt và đóng đinh chắc.
Quan trọng nhất là vấn đề canh giữ. Toa nào cũng phải làm chòi canh ở
ngoài để lính hộ tống ôm súng máy ngồi gác, phải có mấy bực thang lên
nóc, phải có vị trí đặt đèn pha cực mạnh, có điện thường trực. Phải có một
mớ gậy dài để gõ gõ nóc tua, gần toa kiểm soát mỗi trạm xe ngừng. Bắt
buộc phải có một vài toa xe hành khách đầy đủ tiện nghi cho Sĩ quan An
ninh đi theo xe và đoàn hộ tống. Sau khi đã cải sửa chu tất, mỗi toa sự vật
kín bưng (bên trong là tù) còn phải vẽ phấn cho rõ ở thành toa: Dụng Cụ
Đặc Biệt hoặc là Cấm Mở. Hàng dễ hư hao.
Xét ra công tác chuẩn bị đoàn xe chỉ là thứ yếu, không quan trọng bằng
phương pháp tống tù lên xe mà cán bộ và lính đi hộ tống phải học tập chu
đáo, nhằm 2 mục tiêu rõ rệt:
Giữ bí mật, không cho dân chúng dòm ngó.
Khủng bố tối đa tinh thần bọn tù.
Mỗi chuyến xe súc vật chở ít nhất 1 ngàn tù, chia đều 25 toa, nhét người lên
tuần tự, cũng lâu chớ đâu phải một toa xe Stolypin? Vẫn biết ngày nào giờ
nào chẳng có người bị bắt nhưng quang cảnh cả ngàn tù bị áp giải lên xe
lửa đưa đi đày chẳng đẹp đẽ gì! Năm 1938 ở Orel có một nhà nào không có
người bị bắt, trước cửa khám lúc nào chẳng đen nghẹt đàn bà khóc lóc, chờ
đợi? Tuy nhiên những cảnh đưa người đi đày rùng rợn không để lọt vào
mắt các công dân Xô Viết tự do, nhất là đám thanh thiếu niên hy vọng của