khung cửa sổ. Thấp thoáng phản chiếu trên cặp mắt kín của hắn là hình ảnh
đặc biệt của khuôn cửa sổ Byturki: Phía dưới “đóng nút” bít bùng, phía trên
trống trải.
*
Văn hào Tolstoi cho rằng chớ nên bắt tù đi lễ nhà thờ. Mấy thánh đường
trong nhà giam nhỏ hẹp bỏ hết càng dư chỗ nhốt thêm ít tù. Chỉ việc cải sửa
lại một chút cho thích hợp với công việc mới là xong! Riêng khám Byturki
dẹp nhà thờ là có chỗ giam 2 ngàn tù. Tính trung bình một mạng vô nằm lại
hai tuần lẽ thì một năm ít nhất cũng có tới 50 ngàn người vô xà lim mới,
gốc nhà thờ cũ.
Vì vô Byturki 4, 5 lần quá quen rồi, biết nằm xà lim nào là tôi khỏi chần
chờ, đi phăng tới, đi nhanh hơn ông giám thị, khỏi cần đợi tù thúc hối.
Tôi rảo bước về xà lim như một con ngựa đánh hơi ra ruộng lúa, khỏi cần
đợi roi vụt, nhiều khi không buồn nhìn cả ngôi thánh đường vuông vắn
sừng sững phía trên là toà lầu bát giác. Nó khác các khu Byturki ở chỗ cửa
sổ không có “nút đậy” bít bùng mà chỉ đóng ván sơ sài, tạm bợ để khám
tạm nhốt tù vừa thành án. Năm 1945 tôi đã được dịp nằm xà lim lầu 2 thánh
đường cũ, sau khi Hội đồng An ninh tuyên án. Trên lầu bát giác xà lim tụi
tôi chiếm trọn góc Đông Nam.
Vì là khám tạm nên ở khu thánh đường mọi tiện nghi đều thua sút: Chúng
tôi chỉ là con nuôi chớ chẳng phải con đẻ Byturki! Hai trăm người chen
chúc nhau, không phương tiện giải trí (sách, bàn cờ) ngay mấy cái chén,
muỗng sứt mẻ, nham nhở cũng thâu lại sau bữa ăn. Lỡ kêu tên ra xe đi đày
không trả lại nhà tù thì sao? Kẹt nhất là thời gian thành án chuẩn bị đi đày
gia đình lại hay cố gắng lần chót để gởi vô giỏ đồ thăm nuôi, phần nhiều là
thực phẩm dự trữ được như mật ong, đường, sữa, thịt sấy. Không chén
muỗng, bình đựng, ca nước thì lấy gì đựng đồ? Chỉ được phép gởi những
món đồ bằng nhựa dẻo nhưng nhà tù không chỉ dẫn, gia đình không biết,
bao nhiêu món đồ nhôm, sứ, thủy tinh đều bị trả lại hết. Trong khi đó người
nằm xà lim tha hồ rên than: Bao nhiêu món ăn quý đáng lẽ để dành ăn dần
được phải ngấu nghiến nuốt hết, nếu không bốc được bằng tay, túm vào