nhiên sau mười một năm dài trong GULAG thì khi trở ra tôi phải mang
theo một mớ kỷ niệm trong ký ức, ghi nhận trong thịt và trên da, mắt tôi
từng nhìn thấy, tai nghe thấy nhiều chuyện. Ngoài ra tôi còn được sự đóng
góp tài liệu của 227 nhân chứng qua nhiều thư từ, hồi ký. Tên tuổi những
người đó sẽ được liệt kê hết trong chuyện.
Với những người bạn đó tôi xét thấy chẳng cần phải tri ân cá nhân họ, xét
vì thiên truyện này là công trình chung, một tưởng niệm tập thể những
người đã đau khổ và bỏ xác trong GULAG.
Tuy nhiên vẫn phải kể tới những người trong hoàn cảnh khó khăn đã giúp
tôi sưu tầm, tra cứu nhiều tài liệu để làm sáng tỏ vấn đề trong cả núi sách ở
Thư viện, huống hồ có nhiều cuốn bị cấm lưu hành, bị thủ tiêu và nhiều khi
biết là chỉ còn sót lại một cuốn cũng ráng tìm bằng được. Lại còn những
những dám cất giữ bản thảo giùm tôi và sau đó còn chép ra làm nhiều bản
nữa.
Tên tuổi những người đó cho đến bây giờ tôi vẫn không dám tiết lộ.
Lẽ ra người nhuận sắc lại bản thảo Quần đảo ngục tù này phải là một ông
bạn tù già trên đảo Solovetshy tên Dmitri Petrovich Vitkovsky, tác giả tập
hồi ký Nửa đời tù ngục. Ông bạn Vitkovsky quả thực đã sống NỬA ĐỜI
TÙ NGỤC nên sau cùng vướng chứng tê liệt đến câm luôn mới được đọc
vài chương đầu để tin tưởng rằng tất cả sự thực sẽ có người nói lên bằng
hết.
Theo ý tôi thì còn lâu lắm xứ sở chúng tôi mới được thấy ánh sáng tự do, vì
vậy cần đọc cuốn truyện này, truyền tay nhau đọc cũng là một chuyện cực
kỳ nguy hiểm. Do đó, tôi xin ngỏ lời chào mừng trước những bạn đọc can
đảm đó, nhân danh những người đã bỏ xác trong GULAG.
Cho đến năm 1958, khi tôi khởi sự viết Quần đảo ngục tù vẫn chưa nghe
nói tới một cuốn tiểu thuyết hay hồi ký nào nói về các trại cải tạo. Năm
1967, đang làm sách, tôi mới có dịp đọc Truyện tù Kolyma của Vaclam
Shalamov và những tập hồi ký của Dmitri Vitkovsky, Giuzburg, Admova-
Sliozberg. Đó là những truyện tù mà dân từng ở tù phải biết hết, trước khi
phổ biến rộng rãi sau này.
Cũng phải nêu tên một số nhân vật từng có công đóng góp nhiều tài liệu vô