QUAN THANH TRA - Trang 15

nhân dân, cảnh chuyện trò phù phiếm... Không có một lớp nào là không thu
hút được sự chú ý của khán giả. Những lớp sau hậu trường, không có người
trên sân khấu, lớp câm mà tất cả nhân vật như chết đứng trên sân khấu, đều
là những sáng tạo độc đáo của Gôgôn.

Gôgôn đã sử dụng tất cả những thủ pháp nghệ thuật có thể gây được tiếng
cười, từ những đối thoại tế nhị, đến những tiếng chửi mà người lao động
trước Cách mạng tháng Mười quen dùng. Không có một chỗ nào là lối gây
cười công thức, rẻ tiền. Dù là một lời nói thô tục, một cảnh xô xát, hay một
cử chỉ bất ngờ của nhân vật v.v. tất cả đều có ý nghĩa và rất đúng chỗ, rất
hợp lý, đồng thời gây được tiếng cười sảng khoái. Khán giả cười nhưng
cảm thấy căm ghét khi nghe nhân vật Actêmy nói về cách y đối đãi với
người ốm. Cái cười trước thái độ lẳng lơ của vợ và con thị trưởng là cái
cười khinh bỉ. Cái cười khi nghe đoạn độc thoại của Ôxip ở đầu hồi II là
một cái rất vô tư. Nhiều lớp khác khiến người ta mỉm cười một cách tế nhị,
hoặc bật cười rồi mới suy nghĩ đến tính cách của nhân vật (như lớp
Bôpchinxky ngã sóng xoài trên sân khấu), hoặc nghe xong suy nghĩ rồi mới
cười (như lớp III, hồi III khi vợ và con gái thị trưởng mỉa mai nhau). Cái
cười của Gôgôn thật cũng lắm hình dạng!

Do những ưu điểm về tư tưởng và nghệ thuật nói trên mà Quan thanh tra
được coi là một vở kịch hay nhất trong văn chương cổ điển Nga, đồng thời
cũng là một trong những vở hài kịch cổ điển có giá trị nhất thế giới.

Cũng cần phải nói rằng sự xuất hiện của quan thanh tra thật ở cuối kịch đã
phần nào thể hiện quan điểm còn bị hạn chế của Gôgôn là chưa muốn phủ
định hoàn toàn chế độ quân chủ. Về nghệ thuật, có nhiều đoạn độc thoại
quá dài, cho nên khó biểu diễn. Màn I, đọc thì hay, nhưng động tác phát
triển hơi chậm ở mấy lớp đầu.

Vũ Đức Phúc
(Với sự cộng tác của Lê Thanh Nam)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.