PBh = Lối ứng xử cá nhân
Hình 13.4: Gắn kết việc xây dựng thương hiệu cá nhân với việc xây dựng
thương hiệu công ty.
Tính chính trực công ty không nên chỉ dựa trên những quy định máy móc
và những chỉ dẫn thấu đáo mà phải dựa trên cả những rèn luyện thực tế.
Enron và các công ty khác đã chứng minh rằng, các chương trình đạo lý
không mang lại sự bảo vệ từ những thất bại đạo đức thảm hại. Tính chính
trực công ty bắt đầu với tính chính trực cá nhân. Nó phải là một quá trình tự
học hỏi thân mật một lối sống dựa trên sự gắn kết với bản thân và gắn kết
với công ty của bạn. Nên phát triển và truyền đạt lối suy nghĩ đạo đức này
trong toàn bộ công ty. Theo cách này, lối ứng xử đạo đức sẽ trở thành một
thói quen tập thể những nhà lãnh đạo và các nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về
trách nhiệm phải cư xử có đạo đức của họ khi đang làm việc và cả khi
không làm việc. Đây là cách tiếp cận triết lý hơn, toàn diện hơn, vững chắc
hơn với các đạo lý và trách nhiệm cộng đồng. Cách tiếp cận tổng thể việc
xây dựng thương hiệu cá nhân và công ty đích thực như trong Hình 13.4 sẽ
tạo ra một sự chuyển đổi mẫu trong công ty và không ngừng ảnh hưởng đến
quá trình thay đổi của nhân viên. Nó hoạt động như một chất xúc tác để gia
tăng tốc độ biến đổi từ những người lao động được thỏa mãn thành những
nhân viên gắn bó với công ty. Nó cũng sẽ tạo ra một công ty thật sự học hỏi.
Như tôi đã bàn luận trong Chương 7, học hỏi có thể được chia thành tự học
hỏi và học hỏi chung (học hỏi của công ty), xem Hình 13.5. Trong Chương
7, tôi đã nói về việc tự học hỏi là nguồn gốc cho mọi vấn đề học hỏi. Đối
với điều này, thông hiểu tham vọng cá nhân và thương hiệu cá nhân là rất
cần thiết. Những người không có sự thông hiểu này là những học trò nghèo
nàn. Nếu không tự học hỏi, việc học hỏi chung sẽ không thể tồn tại. Với
việc tự học hỏi, các nhân viên học hỏi riêng biệt và trải nghiệm thay đổi cá
nhân trong hành vi. Đối với học hỏi chung, thông hiểu về tham vọng công
ty và thương hiệu công ty là điều rất cần thiết. Với học hỏi chung, mọi