Việc quản lý một doanh nghiệp, do đó, không chỉ cần thiết mà phải là
quan trọng hàng đầu.
THÍCH ỨNG VỚI LẠM PHÁT
Để quản lý thành công, trước tiên các nhà điều hành cần hiểu rõ mình sẽ
quản lý cái gì. Nhưng hầu hết các nhà điều hành ngày nay - cả trong các
doanh nghiệp lẫn các tổ chức phi chính phủ - đều không coi trọng vấn đề
này. Những điều họ nghĩ là quan trọng chủ yếu lại là ảo tưởng và thiếu thực
tế. Tình trạng thực tế của doanh nghiệp của họ bị che giấu đi, méo mó và
biến dạng dưới ảnh hưởng của lạm phát. Các nhà điều hành ngày nay quá
coi trọng những bản báo cáo, thông tin và các con số của những người tiền
nhiệm. Họ trở nên phụ thuộc vào các con số, và sự phụ thuộc này sẽ trở
thành nguy hiểm trầm trọng nếu các con số mà họ được biết không đúng
với thực tế. Và chính những con số không đúng với thực tế này đã gây ra
các cuộc lạm phát. Thông thường, tiền vẫn được coi là thước đo giá trị,
nhưng trong thời kỳ lạm phát, tiền chỉ mang tính chất ảo. Vì vậy, trước khi
có thể quản lý được các vấn đề cơ bản, tất cả các số liệu quan trọng liên
quan đến doanh nghiệp - như doanh số, tình trạng tài chính, nợ nần và khả
năng trả nợ, cũng như thu nhập phải được thích ứng với lạm phát.
Trong 10 năm, từ năm 1970 đến 1980, rất nhiều doanh nghiệp ở Nhật
Bản cũng như các nước công nghiệp phương Tây đã tuyên bố đạt được “lợi
nhuận kỷ lục”, mặc dù thực tế, trong số đó chỉ có một số rất ít (nếu không
muốn nói là không có) doanh nghiệp đạt được lợi nhuận thực tế. Bởi lẽ,
lạm phát có thể được định nghĩa là một sự phá hoại có hệ thống các nguồn
lực thông qua nhà nước, nên trong những thời kỳ giá cả tăng liên tục, các
doanh nghiệp không thể có được lợi nhuận. Nhiều người đã cảm nhận được
điều này dù không thật sự hiểu rõ về nó. Bởi lẽ, việc công bố những “lợi
nhuận kỷ lục” đã đụng chạm đến thị trường chứng khoán và gây ra một mối
hoài nghi lớn, một sự phủ nhận mạnh mẽ trong đông đảo người dân. Vấn đề