QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 9

I. QUẢN LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

Trong thời kỳ khủng hoảng, một doanh nghiệp cần vừa có khả năng

chống đỡ những “giông tố” có thể xảy ra, vừa cần duy trì khả năng tận
dụng những cơ hội bất ngờ. Điều này nghĩa là để thực hiện được điều đó,
các doanh nghiệp cần quản lý toàn diện tất cả các vấn đề cơ bản của việc
kinh doanh.

Cách đây 55 năm, từ thời kỳ kế hoạch Marshall cho đến tổ chức OPEC,

tất cả đều bị trói buộc, dù ít hay nhiều, vào “một sợi xiềng nhỏ”: đó là xu
hướng duy trì các đơn vị cơ sở. Nhưng nếu người ta không thường xuyên
quan tâm đến các vấn đề cơ bản của việc kinh doanh, chắc chắn sẽ xảy ra
những hậu quả nặng nề. Thực tế, nguy cơ tiềm ẩn đe dọa lớn nhất ngày nay
đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi kinh doanh và các tổ chức dịch
vụ công cộng chính là thái độ của người dân đối với nền kinh tế, sự hủy
hoại môi trường, những căng thẳng thái quá trong lĩnh vực năng lượng, lạm
phát và sự mất ổn định của tình hình thế giới. Sau một thời gian dài tương
đối ổn định, bao giờ cũng sẽ có những nguy cơ, điểm yếu tiềm ẩn xuất hiện.

Những vấn đề cơ bản của quản lý không thay đổi. Nhưng những yếu tố

cụ thể để quản lý chúng thì thay đổi, cùng với sự thay đổi của những điều
kiện bên trong và bên ngoài. Do vậy, việc quản trị trong thời khủng hoảng
cần bắt đầu với những đòi hỏi mới mẻ và khác biệt như:

- khả năng thanh toán,

- hiệu quả,

- và chi phí trong tương lai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.