QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 134

hứng thú của giới trẻ từ những lĩnh vực “chung” như các ngành khoa học
xã hội, sang các vấn đề mang tính thực tiễn như chế tạo máy, kế toán hay
chăm sóc sức khỏe.

Những công việc trí óc tại các nước phát triển đang ngày càng tăng sẽ là

những công việc tạo ra giá trị kinh tế. Các nước phát triển với tổng chi phí
xã hội và chi phí vốn cao có thể sẽ tạo ra giá trị kinh tế cao giúp duy trì tiêu
chuẩn vốn về tiêu dùng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nâng cao hơn nữa.
Trước tiên, điều này có nghĩa là sự tăng trưởng việc làm một lần nữa sẽ trở
thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong khu vực kinh tế, dù đó là “doanh
nghiệp tự do”, “thuộc chính phủ”, hay cả hai. Thứ hai, điều này có nghĩa là
sự biến động về quy mô dân số đó sẽ đòi hỏi các nước phát triển “trở mặt”
với nền kinh tế vĩ mô, tập trung vào nhu cầu, hướng tới nền kinh tế vi mô,
tập trung vào hiệu quả và khả năng cung cấp.

Cuối cùng, điều này có nghĩa là các nước phát triển phải học cách ưu tiên

việc phân phối sản phẩm. Chỉ bằng cách thông qua việc quản lý, hội nhập,
tổ chức và lập kế hoạch cẩn thận cho việc phân phối sản phẩm, các nước
này mới có thể trả lương cao cũng như tạo ra được nhiều việc làm cho
những lao động trí thức.

Trong các nước phát triển, Nhật Bản là nước nhận thức được vấn đề này

sớm nhất. Trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhật, bất chấp những lo
lắng về vấn đề thất nghiệp của những người lao động chân tay truyền
thống, vẫn tập trung vào việc “đảo ngược” tỷ lệ lao động chân tay và lao
động trí thức mặc dù đã có những phản ứng về mặt chính trị. Ngược lại,
theo tôi, người Anh lại mắc sai lầm khi họ dành sự ưu tiên cho lao động tay
chân trong các ngành công nghiệp đã lỗi thời và hết sức sống.

VẤN ĐỀ SA THẢI NHÂN VIÊN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.