đồng thời phá bỏ những phương pháp quản lý truyền thống của Mỹ, trong
đó các nhà quản lý cấp cao dành toàn bộ thời gian cho việc quản lý doanh
nghiệp và ủy nhiệm tất cả các vấn đề bên ngoài cho nhân viên cấp dưới.
Như bức thư của nhà lãnh đạo bệnh viện đã được trích dẫn ở trên, các nhà
lãnh đạo cấp cao không thể ủy nhiệm việc này cho các hiệp hội thương mại
nữa. Họ cần năng động hơn trong các chính sách mang tính quyết định, và
trong những lĩnh vực liên quan, họ cũng cần dành thời gian để học hỏi thêm
cũng như lãnh đạo doanh nghiệp thật sự.
Điều này cho thấy trong tương lai, khối lượng công việc và việc chuẩn bị
sẵn sàng cho công tác quản lý cấp cao sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất
trong việc tư duy, thử nghiệm và đổi mới. Chúng ta bắt đầu xây dựng cơ
cấu ban quản lý cấp cao từ thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ Hai, sau đó 10
đến 15 năm, chúng ta nghĩ rằng như vậy là mọi việc đã hoàn thành, và
chúng ta đã biết rõ câu trả lời. Nhưng giờ đây chúng ta lại một lần nữa đi
tìm câu trả lời cho vấn đề đó.
Trong những năm tới, những mối bận tâm trong vấn đề quản lý sẽ được
chuyển sang cơ cấu, thành phần, trình độ, và khả năng của ban quản lý cấp
cao cũng như các thành viên trong đó. Ban quản lý cấp cao của tương lai sẽ
quản lý một số lượng lớn nhân viên, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn,
nhiều hơn so với trước đây. Chúng ta đã biết rằng trong 25 đến 30 năm gần
đây ngay cả một doanh nghiệp quy mô vừa cũng đều cần đến một nhóm
quản lý cấp cao, và rằng một “nhà điều hành” là không đủ, công việc đòi
hỏi phải có nhiều người hơn cũng như có phẩm chất tốt hơn, và họ sẽ phải
bao quát, quản lý rất nhiều công việc, những thứ không thể giải quyết bởi
bất kỳ một cá nhân đơn lẻ nào.
Ví dụ, trong việc phân công sản xuất, người lãnh đạo của mỗi bộ phận
sản phẩm sẽ là thành viên của ban quản lý cấp cao trong công ty. Các tập
đoàn xuyên quốc gia sẽ là một tổ chức “các hệ thống” trong đó có rất nhiều
các nhà quản lý chóp bu, và mỗi người chịu trách nhiệm đối với một lĩnh