toàn bộ nguồn lực vào 8 hoặc 10 nguyên tắc nhất định, và từ đó mang
những thuận lợi của trường có quy mô nhỏ đến cho sinh viên, đó là khiến
sinh viên cảm thấy trường học giống như một “gia đình”. Sinh viên các
khoa trong trường, các giáo viên đều biết nhau, và hoạt động dựa trên một
nguyên tắc cao nhất, đó là “tinh thần tập thể” cũng như sự tôn trọng, đóng
góp chung cho các vấn đề tôn giáo, đạo đức và học tập. Điều tương tự cũng
đúng với các bệnh viện. Quy mô kinh tế tối thiểu đối với các bệnh viện tại
Mỹ hiện nay vào khoảng 200 giường bệnh. Nhưng quy mô trên mức tối ưu
là vào khoảng 800 giường bệnh hoặc hơn, nhưng khi đó vấn đề đặt ra sẽ là
chi phí cao hơn, chứ không chỉ là phải hoạt động hiệu quả hơn.
“Người dẫn đầu lĩnh vực” phải có chất lượng và tập trung, chuyên biệt
vào những thế mạnh riêng của mình, chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề
quy mô. Ví dụ điển hình về các trường đại học trên đã chứng minh rằng
mỗi khu vực đều có không gian cho những người “chuyên biệt” - những
người chiếm ưu thế và dẫn đầu trong một “nhóm sinh thái” hẹp.
Điển hình là một công ty trong ngành công nghiệp dược phẩm đang tìm
kiếm các dòng sản phẩm, không cần phải có quy mô kỹ thuật và công nghệ,
mà vẫn có thể giúp nó có được vị trí dẫn đầu trong một thị trường nhỏ - nơi
không đáng giá cho các công ty lớn tham gia. Sản phẩm đầu tiên của công
ty này đó là một loại enzyme có thể giúp các cuộc phẫu thuật mắt, thực
hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể nhanh hơn và giảm bớt nguy cơ rủi ro. Sự
đóng góp về mặt khoa học này rất nhỏ - không gì hơn ngoài việc kéo dài
thời hạn sử dụng của enzyme. Nhưng khi sản phẩm được tung ra thị trường,
chẳng có lý gì mà các công ty khác lại không cạnh tranh. Các công ty dược
phẩm lớn sẽ cạnh tranh bằng cách hạ giá các sản phẩm mà nó đã tung ra thị
trường.
Cả hai chiến lược trên - dẫn đầu thị trường hoặc như chúng ta gọi là sự
chuyên môn hóa “rào chắn đường” - đều có thể thành công. Nhưng nếu kết
hợp cả hai chiến lược đó, công ty sẽ không thể trụ vững, chứ đừng nói đến