QUÂN VƯƠNG - THUẬT CAI TRỊ - Trang 34

4

TẠI SAO ĐẾ CHẾ CỦA VUA DARIUS, BỊ ALEXANDER THỐNG TRỊ,

KHÔNG CHỐNG LẠI NHỮNG KẺ KẾ VỊ CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ

KHI ÔNG CHẾT?

B

àn về những khó khăn trong việc cai trị một vương quốc mới chinh

phục, người ta hẳn sẽ tự hỏi bằng cách nào mà - khi Alexander Đại đế

(23)

trở thành ông chủ của châu Á trong vài năm, rồi chết khi nó còn chưa được
bình định (vì thế nên có vẻ có lý do khi cả đế quốc đang tràn ngập nổi loạn)
- những kẻ kế vị có thể duy trì được mà không gặp phải một khó khăn nào
ngoài những vấn đề nảy sinh giữa họ với nhau vì tham vọng của chính họ.

Tôi trả lời rằng các công quốc mà người ta biết đến được thiết lập để bị

cai trị theo hai kiểu khác nhau: hoặc là bởi một quân vương cùng với bộ
máy các cận thần, những kẻ giúp ngài trị vì công quốc dưới ân sủng và sự
cho phép của ngài; hoặc là bởi quân vương cùng với các lãnh chúa, là
những kẻ nắm giữ tước vị không phải do ân sủng của quân vương mà là
nhờ vào dòng dõi quý tộc của mình.

Các lãnh chúa này có lãnh địa và thần dân riêng, là những người nhìn

nhận họ như là lãnh chúa và dành cho họ sự mến chuộng tự nhiên. Ở những
vương quốc dưới quyền cai trị của quân vương và các cận thần thì quân
vương có nhiều quyền lực hơn, bởi vì trên toàn lãnh thổ chẳng có ai được
xem là tối thượng hơn ngài, và nếu thần dân có tuân lệnh ai thì cũng chỉ
như là tuân lệnh một cận thần hay thuộc hạ của quân vương, và dân chúng
không dành cho ông ta một sự mến chuộng đặc biệt nào.

Những điển hình của hai hình thức cai trị này ở thời đại của chúng ta là

vua Thổ Nhĩ Kỳ và vua Pháp. Toàn bộ nền quân chủ Thổ Nhĩ Kỳ chịu sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.