lên ngôi sau đó và thấy rằng Giáo hội đã có thế lực
rất lớn, thâu tóm toàn bộ xứ Romagna, giới quý tộc thành Rome suy yếu
đến bất lực, và, do những trừng phạt của Giáo hoàng Alexander, các phe
phái đã bị tiêu diệt; ngài cũng nghĩ ra một kiểu vơ vét của cải chưa từng
được áp dụng trước thời của Alexander. Những việc làm đó không những
được Julius kế tục mà thậm chí còn được đẩy mạnh hơn, và ngài mưu toan
chiếm Bologna, đè bẹp người Venice và tống khứ người Pháp khỏi nước Ý.
Ngài đã thành công trong tất cả những công cuộc đó, và giành được nhiều
tín nhiệm bởi ngài đã làm tất cả những điều đó là cho sức mạnh của Giáo
hội chứ không vì bất cứ cá nhân nào. Ngài cũng đã chế ngự hai phe Orsini
và Colonna trong vòng cương tỏa mà ngài đặt ra; và mặc dù có một vài kẻ
trong bọn họ muốn làm loạn nhưng ngài vẫn giữ vững hai điều: thứ nhất,
quyền lực của Giáo hội, nhờ đó ngài làm cho bọn họ khiếp sợ; và thứ hai,
không để cho họ có Hồng y của mình, những người sẽ gây ra rối loạn. Bởi
vì khi những phe phái này có Hồng y của họ thì họ sẽ không chịu im lặng
nữa, các Hồng y nuôi nấng các phe phái ở Rome và bên ngoài, và giới quý
tộc buộc phải ủng hộ họ, rồi từ tham vọng của các giáo sĩ sẽ nảy sinh rối
loạn và bất ổn trong giới quý tộc. Bởi nhưng lý do này, Đức Giáo hoàng
Leo
đã làm cho quyền lực của Giáo hoàng trở nên mạnh mẽ nhất, và có
thể hy vọng rằng, nếu những người khác làm cho nó lớn mạnh bằng vũ khí
thì ngài có thể làm cho nó lớn mạnh hơn nữa và được tôn kính hơn nữa
bằng lòng nhân từ và đức độ vô biên của ngài.
Quyền lực ở đây không chỉ là thần quyền của Giáo hội mà còn thể hiện ở sự mở mang về lãnh thổ
của các vương quốc thuộc Giáo hội.
Giáo hoàng Sixtus: tên thật là Francesco della Rovere (1471-
1484), có họ với Giuliano della Rovere (sau này là Giáo hoàng Julius II).
Giuliano della Rovere trị vì với tước hiệu Julius II từ năm 1503 đến 1513.
Hồng y Giáo chủ Giovanni de’ Medici kế vị Giáo hoàng Julius II tháng 3 năm 1513 và trị vì cho tới
năm 1521 với tước hiệu Leo X.