10 | Quảng cáo theo phong cách Ogilvy
sáng tạo tại New York đã trở thành một trong bốn hãng quảng cáo
lớn nhất thế giới với 140 chi nhánh tại 40 quốc gia. Có vẻ như các
nguyên tắc của chúng tôi đã mang lại hiệu quả.
Nhưng vì tuổi cao, một tạp chí của Pháp cho rằng tôi là người
sống sót duy nhất trong nhóm những người, theo họ đánh giá, đã
đóng góp vào cuộc Cách mạng Công nghiệp – cùng với Adam Smith,
Edison, Karl Marx, Rockefeller, Ford và Keynes. Chẳng lẽ vì tuổi cao
mà tôi không còn đủ khả năng để viết quảng cáo trong thời đại này
nữa? Hay điều đó sẽ giúp con người tách biệt được những chân lý
vĩnh cửu của quảng cáo ra khỏi các xu hướng nhất thời của nó?
Khi tôi mở hãng riêng trên đại lộ Madison năm 1949, tôi cho
rằng ngành quảng cáo sẽ có một vài thay đổi lớn trước khi tôi nghỉ
hưu. Nhưng chỉ có một thay đổi duy nhất có thể được coi là to lớn:
ti vi xuất hiện như là một phương tiện có tiềm năng nhất trong
ngành bán hàng.
Tất nhiên, vẫn có những thay đổi khác nữa và tôi cũng sẽ đề cập
đến chúng sau, nhưng tầm quan trọng của những thay đổi đó đã bị
phóng đại bởi những học giả nghiên cứu về các nhãn hiệu hợp thời.
Ví dụ, khái niệm về hình ảnh thương hiệu mà tôi công bố năm 1953
không hoàn toàn mới; Claude Hopkins đã nhắc đến điều này trước
đó 20 năm. Cái gọi là Cách mạng Sáng tạo thường được cho là do Bill
Bernbach và tôi sáng tạo nên vào những năm 1950, cũng có thể đã
được N.W. Ayer và Young & Rubicam tạo ra vào những năm 1930.
Trong khi đó, hầu hết những kỹ thuật quảng cáo mang lại hiệu
quả khi tôi viết cuốn Tự sự của người làm quảng cáo vẫn còn hữu ích
tới ngày nay. Khách hàng vẫn mua những sản phẩm mà quảng cáo
của chúng đảm bảo cho họ giá trị của đồng tiền bỏ ra, vẻ đẹp, nguồn
năng lượng, niềm tin, tình trạng xã hội, v.v… trên toàn thế giới.
Khi nói điều này, tôi có nguy cơ bị lên án bởi những kẻ ngốc
luôn cho rằng bất kỳ kỹ thuật quảng cáo nào đã được sử dụng hơn