Scarlett.
Alice Rosenbaum đổi tên thành Ayn Rand. Faith Plotkin đổi tên thành Faith Popcorn.
Palm Island ở Grenadines từng có tên là PruneIsland. ParadiseIsland ở Bahamas từng là
HogIsland.
Khi bạn đặt những cái tên “đầy uy lực” cho các thương hiệu của bạn, bản thân những cái tên
đó sẽ giúp tạo ra thông tin đại chúng hiệu quả. Wilson gọi cây vợt tennis mới là Hammer, và mỗi
tay vợt nghiêm chỉnh đều phải có một cây.Callaway gọi cái bạt (đánh gôn) quá khổ của nó là Bertha
Lớn. Và mỗi tay chơi gôn nghiêm chỉnh đều phải có một cái. Nike gọi giày chạy đua của nó là Air
Max, và mỗi vận động viên nghiêm chỉnh đều phải có một đôi.
Hãng hàng không hay loài chim không biết bay?
Tại sao bạn gọi một hãng hàng không bay lượn ở bờ đông nước Mỹ là Kiwi International
Airlines? Kiwi là một loài chim không biết bay sống ở New Zealand; nó không thích hợp để đặt tên
cho một hãng hàng không ở Mỹ.
Khi Kiwi bị phá sản và ngưng hoạt động vào năm 1996, bốn năm sau khi thành lập, Tổng giám
đốc hãng đổ lỗi cho vụ rớt máy bay ValuJet và sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ đối với các hãng
hàng không mới khởi nghiệp. Nhưng không hề đả động gì đến cái tên Kiwi, tên loài chim không biết
bay.
Năm 1994 Kiwi vinh dự được công nhận là hãng hàng không quốc nội tốt nhất do độc giả của tạp
chí Conde’ Nast Traveler bình chọn, tạp chí uy tín nhất trong ngành du lịch. Thế nhưng làm thế nào mà
nó lại “chết” chỉ hai năm sau đó?
Các thương hiệu được xây dựng trong tâm trí khách hàng, trước tiên là với thông tin đại chúng.
Bạn nghĩ câu hỏi đầu tiên một phóng viên có thể đặt ra với các nhà quản lý Kiwi là gì? Tại sao một
hãng hàng không ở New Jersey lại mang một cái tên của New Zealand?
(ValueJet, chúng tôi lưu ý bạn là nó vẫn bay, nhưng với một cái tên khác, AirTran. Liệu một cái
tên kiểu AirTran đã có thể cứu được Kiwi? Có lẽ, chúng tôi nghĩ vậy.)
Sản phẩm hay là cái tên
Với đa số các vị tổng giám đốc mà chúng tôi gặp, cái tên không làm họ bận tâm. Mối quan tâm
luôn là sản phẩm, giá cả, dịch vụ, phân phối. Tuy nhiên, cái tên thường có thể tạo ra một sự khác biệt
lớn lao. Master Charge (trước khi được đổi thành MasterCard) là công ty thẻ tín dụng số một của Mỹ.
BankAmeriCard đứng thứ hai. Sau đó vào tháng 3-1977, nó được đổi tên thành Visa.
Ngày nay Visa chiếm thị phần gần gấp đôi MasterCard, và cái tên mới đã góp công lớn trong
thành tựu đó. Một lý do là nhiều ngân hàng tránh dùng tên của một trong những đối thủ của họ
(BankAmerica). Kế đến là cái tên Visa mang nét hấp dẫn và quốc tế mà cái tên MasterCard không có.
Nhiều công ty ngần ngại trong việc đổi tên vì cho rằng việc này quá tốn kém. Khi một người đề
nghị việc đổi tên, điều đầu tiên đến trong đầu họ là phải có một chiến dịch quảng cáo tốn kém.