mỗi loạt phim kinh điển James Bond . Tất cả đã kiểm chứng cho thành
công của chiến lược sử dụng phần tiếp theo.
Thành công của chiến lược này bao gồm việc khai thác hứng thú và
sự quen thuộc đã được xây dựng từ phần trước, vốn rất thành công của
bộ phim (tương tự như một hình thức thể quảng cáo đã gặt hái được
thành công trước đó) và gắn kết phần phim tiếp theo (hình thức thể hiện
quảng cáo tiếp theo) với phần phim trước trong kí ức người xem. Đây
rõ ràng là một chiến lược rất thành công, vậy tại sao chúng ta vẫn hay
cho ra mắt một chiến dịch hoàn toàn mới bất chấp những thành công đã
đạt được? Tại sao ta không tận dụng phần tiếp theo, cách thức đã được
ngành điện ảnh chứng minh là vô cùng hiệu quả?
Những quảng cáo thành công khi sử dụng phần tiếp theo
Một trong những ví dụ thành công nhất bắt đầu tại Mỹ vào năm 2000,
và sau đó tiếp tục được phát triển trong nhiều năm bởi công ty bảo hiểm
Aflac. Tất cả quảng cáo của họ đều xuất hiện một chú vịt thật, mà sau
đó đã trở thành một trong những biểu tượng thương hiệu được ưa thích
nhất tại Mỹ.
Chú vịt trong quảng cáo cất tiếng kêu ‘Aflac’ (nghe như tiếng quạc
quạc của vịt) mỗi khi có nhân vật nào đó hỏi ‘Bạn có được dịch vụ bảo
hiểm (với ưu điểm) như vậy ở đâu thế?’ Chú vịt là một nhân vật đồng
nhất trong quảng cáo của công ty, và vô cùng thành công trong suốt
nhiều năm liền, đến nỗi nó đã trở thành một phần trong logo của thương
hiệu.
Phần tiếp theo mang đến sự liên tục trong phong cách quảng cáo
(xem Chương trước), trong đó một hoặc nhiều nhân vật được duy trì.
Hãng máy tính Apple đã làm điều tương tự với 2 nhân vật PC và Mac.
Nhân vật PC với dáng vẻ cục mịch, khờ khạo và lớn tuổi hơn tượng
trưng cho máy tính cá nhân, trong khi nhân vật Mac trẻ trung, bảnh bao
và sáng tạo. Trước đó một thập kỉ, trên khắp thế giới, chuyện tình lãng
mạn nảy nở giữa nhân vật Gillian và anh chàng hàng xóm được hé lộ
qua tách cà phê gần gũi cùng những phần tiếp theo, và loại cà phê đó