giọt mồ hôi đang lấm tấm nhỏ xuống trên gương mặt đỏ ửng. Bộ lễ phục
bằng gấm nâu nặng nề rõ ràng đã khiến y thấy vướng víu bất tiện.
Địch Công nói một vài lời lịch sự, rồi ông bắt đầu hỏi han Lương Phổ về
tình hình giao thương. Họ Lương đáp bằng tiếng Quan thoại
rành rọt,
những câu trả lời đều vào rất đúng trọng tâm. Hắn có vẻ như là một nam
nhân khôn ngoan hiếm có, toát lên phong thái ung dung của kẻ xuất thân
danh gia vọng tộc. Địch Công nhận ra một điều khiến ông cảm thấy bất an,
đó là cộng đồng người Đại Thực ở Quảng Châu lớn hơn ông tưởng; họ
Lương nói có khoảng mười ngàn người trải khắp thành và vùng lân cận. Tuy
nhiên, hắn nói thêm rằng số lượng này biến động theo mùa, vì cả những
thuyền trưởng người Đại Thực cũng như Đại Đường đều phải lưu lại Quảng
Châu để chờ đợi qua mùa mưa lớn trong tiết trời đông giá lạnh trước cho
thuyền khởi hành tới An Nam và Đại Mã
. Sau họ tiếp tục tới vùng Tích
Lan, rồi từ đó căng buồm vượt Ấn Độ Dương để đến vịnh Ba Tư. Họ Lương
nói rằng những chiếc thuyền của người Đại Thực và Ba Tư có khả năng
chứa được đến năm trăm người, còn những thuyền lớn của người Đại Đường
thậm chí còn có tải trọng lớn hơn.
Một nhóm các ngôn ngữ được nói khắp miền Bắc và Đông Nam Trung
Quốc, bao gồm cả phương ngữ Bắc Kinh, cơ sở ngữ âm của tiếng Trung
Quốc tiêu chuẩn.
Nay là Malaysia.
Rồi đến lượt họ Diêu. Y có vẻ kinh sợ trước những nam nhân phẩm vị cao
quý này. Lúc ban đầu, y còn nói khá lan man. Nhưng đến khi y miêu tả chi
tiết công việc kinh doanh, Địch Công mau chóng hiểu ra đây là một nhân vật
giảo hoạt khác thường với khả năng nắm bắt tốt các vấn đề về kinh thương.
Khi họ Diêu hoàn thành lời khai báo về danh mục các mặt hàng được nhiều
thương nhân Đại Thực nhập vào Đại Đường, Địch Công nhận xét: