câu chuyện phiếm? Nếu bạn muốn chắc chắn hãy dở trang 41 - 42 của cuốn
"Những nguyên tắc tổ chức sự làm việc theo khoa học" mà đọc những lời
tác giả, Frederick WWinslow Taylor.
Nói tóm lại: bắt chước những quân nhân Hoa Kỳ mà thường nghỉ ngơi; lấy
trái tim bạn làm gương; nghỉ trước khi mệt tức là kéo dài quãng thời gian
bạn thức, mỗi ngày thêm một giờ.
Chương 23 - Tại sao ? và làm sao cho hết
mệt
Điều này thiệt lạ lùng và lý thú: một công việc hoàn toàn tinh thần
không làm ta mệt được. Dường nha vô lý đấy. Nhưng mấy năm trước đây,
các nhà học ráng tìm xem óc người ta làm việc được bao lâu mà không thấy
mệt, nghĩa là không thấy "sức làm việc kém đi". Và họ ngạc nhiên thấy
rằng khi óc đương làm việc, máu trong óc không có dấu hiệu gì tỏ rằng ta
mệt hết! Nếu ta lấy máu của một người đang làm việc bằng tay chân, ta sẽ
thấy máu đầy những "chất độc do mệt mỏi mà sinh ra". Nhưng máu trong
óc của Einstein, sau một ngày suy nghĩ, không có một chút chất độc nào.
Vậy nói riêng về bộ óc thì "sau 8 hay giờ làm việc, nó vẫn minh mẫn như
lúc mới đầu". óc cơ hồ như không biết mệt... Vậy cái gì làm cho ta mệt?
Nhưng nhà chuyên trị bệnh thần kinh tuyên bố rằng ta mệt hầu hết đều do
cảm xúc và tâm trạng của ta. Một trong những nhà bệnh thần kinh danh
tiếng nhất ở Anh, ông J.A.Hadfield, viết câu này trong cuốn "Tâm lý của uy
quyền": "Cảm tưởng mệt nhọc của ta phần lớn do tinh thần mà có. Sự thiệt
thì suy nhược ít khi do một nguyên nhân hoàn toàn thể chất".
Một nhà trị bệnh thần kinh có danh nhất ở Mỹ là bác sĩ A. A.Brill, còn đi xa
hơn nữa. Ông tuyên bố: "Những người mạnh khoẻ làm việc tinh thần mà
thấy mệt thì nhất định là bao giờ cũng do những nguyên nhân tâm lý và
nguyên nhân cảm xúc",