QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG - Trang 148

Muốn cho tinh thần khỏi mệt nhọc, phải làm sao? Xả hơi! Xả hơi! Xả hơi!
Phải học cách xả hơi ngay trong khi làm việc.
Dễ không? Không. Có lẽ bạn phải thay hẳn những thói quen đã nhiễm từ
trước tới giờ. Làm như vậy mà có thể thay đổi luôn được cả đời bạn nữa thì
cũng bỏ công lắm chứ! William James trong bài tuỳ bút"Kinh nhật tụng về
đạo xả hơi" nói: "Sự căng thẳng, hấp tấp, lăng xăng, hổn hển, cuồng nhiệt
của đời sống người Mỹ... chỉ là những thói xấu, không kém không hơn".
Thần kinh căng thẳng là một thói quen, mà thói xấu có thể bỏ được, thòi tốt
có thể tập được.
Bạn xả hơi ra sao? Bạn bắt đầu để cho tinh thần nghỉ ngơi hay để cho thần
kinh hệ nghỉ ngơi trước? cả hai cách đều không được. Luôn luôn phỉa để
cho bắp thịt nghỉ ngơi trước đã.
CHúng ta thử xem nào. Ví dụ muốn cho mắt nghỉ thì bạn đọc hết chương
này, rồi ngả lưng, nhắm mắt và nói thầm với cặp mắt: "Nghỉ đi, nghỉ đi".
Bạn lặp đi lặp lại câu đó thiệt chậm trong 1 phút...
Bạn có thấy rằng sau vài giây như vậy, nhưng gân trong mắt bắt đầu tuần
lệnh bạn không? Bạn có thấy có một bài tay vô cùng êm dịu nào vuốt ve
cho nó hết căng thẳng không? Vậy chỉ trong một phút, bạn đã biết được cả
cái bó quyết về nghệ thuật nghỉ ngơi rồi đấy. Có vẻ khó tin phải chăng bạn?
Nhưng sự thật là vậy. Bạn có thể áp dụng cách ấy với hàm rằng hoặc những
bắp thịt ở mặt, cổ, vai và hết thảy thân thể của bạn. Tuy nhiên, cơ quan
quan trọng nhất vẫn là mắt. Bác sĩ Edmund Jacobson ở trường Đại học
Chicogo còn đi xa hơn nữa. Ông nói rằng nếu ta cho gân mắt nghỉ ngơi
hoàn toàn, ta quên được hết ưu phiền đau đớn!
Sở dĩ mắt quan trọng như vậy là vì một phần tư năng lực tinh thần của ta
tiêu vào cặp mắt trong khi ta ngó. Cũng chính vì thế mà biết bao người thấy
"mỏi mắt" tuy mắt họ rất tốt: họ đã chú mục quá độ.
Bà Vicki Baaum, một tiểu thuyết gia trứ danh, nói rằng khoi còn nhỏ, bà
được một ông già làm nghề hát xiếc dạy cho một bài học quan trọng nhất
trong đời bà. Bà té, đầu gối chảy máu và sái cổ tay. Ông già kia đỡ bà lên,
an ủi: "Cháu sở sĩ thấy đau là vì cháu không biết dãn gần cốt cho nó nghỉ
ngơi. Cháu phải tưởng tượng thân cháu mềm như sợi bún. Để lão chỉ cho".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.