không? Ông chủ của ta muốn nói gì kho ông vừa chỉ trích ta? Mà sao đầu ta
mỗi ngày mỗi hói như vậy nhỉ?
Khi không có việc gì làm thì óc ta như trông rỗng. Mà các sinh viên đại học
đều biết rằng: "Tạo hoá ghét sự trống rỗng lắm". Bạn và tôi, chúng ta
thường thấy một vật gần như trống rỗng; bóng đèn điện. Đập vỡ nó đi tức
thì không khí ùa vào lấp khoảng trống ấy.
óc ta cũng vậy. Khi nó trống rỗng thì tạo hoá cho một cái gì ùa vào trong đó
liền. Cái đó là cái gì? Thường thì là những cảm xúc như lo lắng, sợ sệt,
ghen ghét, oán hờn, vì từ khi tổ tiên ta còn ăn lông ở lỗ, những nghịch cảnh
thiên nhiên đã gây ở trong lòng loài người những cảm xúc rất mạnh ấy,
mạnh tới nỗi đuổi ra khỏi óc ta tất cả những cảm xúc và tư tương vui vẻ, êm
ái, dịu dàng.
Ông James L. Mursel dạy môn giáo khoa ở trường sư phạm Columbia, đã
nhận rõ như vậy khi ông nói : "Sự lo buồn giầy vò bạn không phải trong lúc
bạn làm việc, mà trong lúc bạn nghỉ ngơi. Lúc đó óc tưởng tượng của bạn
hỗn loạn. Bạn tưởng tượng được cả những cái vô lý, lố bịch nhất và phải
phóng đại cả những lỗi lầm cực nhỏ... Lúc đó, óc bạn như một cái máy quay
thả cửa, quay tít mù, khiến cho những bộ phận chỗng đỡ có thể bị cháy
hoặc tan tành ra từng mảnh. Vậy thì muốn trị chứng lo buồn không gì bằng
kiếm việc ích lợi để rồi say sưa làm việc đó".
Nhưng không cần phải là một giáo sư đại học mới nhận thấy và thi hành cái
chân lý ấy đâu. Trong chiến tranh vừa rồi, một bà nội ở Chicago đã tự nhận
ra rằng "phương thức trị bệnh lo buồn là luôn luôn kiếm một việc gì ích lợi
để làm". Tôi gặp bà ta ngồi với ông chồng trong một toa xe lửa có phòng
ăn, từ Nữu Ước về một xứ có trại ruộng của tôi là tôi vốn ghét lối kể thí dụ
mà không cho biết tên và địa chỉ của các nhân vật để chứng minh cho câu
chuyện.
Hai ông bà kể với tôi rằng hôm trước có vụ oanh tạc Trân Châu Cảng thì
hôm sau người con độc nhất của ông bà phải nhập ngũ. Rồi lo lắng về y
quá, bà ta gầy ốn đi vì những câu hỏi thầm: "Con ta ở đâu?" Có được ở yên
không? Hay là đã ra trận? Có bị thương không? hay là chết rồi?
Khi tôi hỏi làm sao dẹp được nỗi lo ây ấy, bà đáp: "Tôi bầy ra viẹc để làm.