với được với những người bạn mới. Bây giờ nhớ lại, tôi cũng ngạc nhiên về
sự thay đổi gần như khó tin đó. Tôi không còn than thở về cái dĩ vãng đã
thiệt chết rồi nữa. Tôi vui vẻ sống mỗi ngày, y như lời cháu khuyên và tôi
đã cam nhận lấy số phận, không chống lại đời tôi. Đời tôi bây giờ đầy đủ
hơn lúc nào hết".
Bà Elizabeth Counley ở Portland đã học được một điều mà chúng ta trước
sau gì cũng phải học là: số phận đã không tránh được thì hãy nhận và hợp
tác với nó đi: "Như vậy đó và không thể nào khác được".
Bài học ấy khó thiệt. Cả những vấn vương trên ngai vàng cũng cần phải biết
tự chủ mới theo được đúng. Anh hoàng George V cho đóng khuôn câu này
rồi treo trên tường trong thư viện của ngài cung điện Buckingham: "Xin ai
hãy khuyên tôi đừng đòi ông trăng trên trời hoặc bất bình về motoj tình thế
không sao cứu vãn được nữa". Schopenhauer cũng nghĩ như vậy trong câu
này: "Trên đường đời, hành lý quan trọng nhất phải mang theo là lòng nhẫn
nhục".
Chắc là hoàn cảnh tự nó không thể làm cho ta sung sướng hay đau khổ.
Chính cái cách ta phản động lại với nó làm cho ta khổ hay vui. Giê su nói:
Thích đường ở trong lòng ta". Trong lòng ta có Thiên đường mà cũng có
Địa Ngục là thế đó.
Nếu cần, chúng ta có thể chịu nổi và thắng được tất cả nhưng tai hoạ và
thảm kịch vì chúng ta có những năng lực tiềm tàng mạnh lạ thường mà biết
dùng tới, ta sẽ thắng được mọi nghịch cảnh. Chúng ta mạnh hơn chúng ta
tưởng.
Ông Booth Tarkington luôn luôn nói: Tai hoạ gì trời đất bắt tôi chịu, tôi
cũng chịu được hết, chỉ trừ một tật đui thôi. Không bao giờ tôi chịu cảnh
ấy".
Nhưng một ngày kia, khi tới lục tuần, ông ngó xuongs tấm thảm ở trên sàn
nhà thì... sa mà màu mờ, loé thế này? Ông không còn trông rõ hình thêu
trên thảm nữa. Lại hỏi một bác sĩ chuyên muôn trị mắt, ông mới hay cái sự
thật đau đớn này: ông sắp đui. Một con mắt đã gần mù hẳn rồi, com mắt kia
cũng sẽ mù luôn. Điều này toi sợ nhất đã xảy ra!
Ông Tarkington phản động lại cách nào khi ông bị "tai nạn ghê gớm nhất