còn có nhiều phần may và theo luật trung bình chúng tôi rất có có hy vọng
sống sót được".
Chương 9 - Đã không tránh được thì nhận
đi
Hồi nhỏ tôi toàn chơi với vài đưa bạn trên thương lương một ngôi nhà
bỏ hoang ở Missouri. Tôi leo từ trên sàn gác xuống, đặt chân lên thành một
cửa sổ rồi nhảy xuống đất. Ngón tay trỏ bên trái của tôi đeo một chiếc nhẫn,
và khi nhảy, chiếc nhẫn móc vào đầu một cây đinh, ngón tay tôi đứt văng
ra.
Tôi hoảng lên, la lớn, chắc chắn là sẽ chết. Nhưng khi vết thương đã lành
tôi không còn nghxi chút xíu gì tới bàn tay cụt một ngón của tôi hết. ích lợi
gì đâu?... Điều gì đã không tránh được thì lo buồn làm gì?
Bây giờ có khi cả tháng tôi không nhớ rằng bàn tay trái của tôi chỉ còn bốn
ngón.
Mấy năm trước, có lần lên thang máy trong một ngôi nhà chọc trời ở Nữu
Ước, tôi thấy người coi thang cụt bàn tay trái. Tôi hỏi có buồn vì cụt tay
không, người đó đáp: "Không, ít khi tôi nghĩ đến điều ấy lắm. Tôi sống độc
thân và chỉ khi nào xỏ kim tôi mới nhớ tới".
Thiệt lạ lùng! Gặp một anh hoàn cảnh nào, nếu đã phải nhận nó, thì ta nhận
một cách dễ dàng, mau mắn; chúng ta tự thay đôi tánh tình để thích hợp với
hoàn cảnh ấy rồi quên hẳn nó đi.
Tôi nhớ câu này khắc trên cửa một ngôi nhà hoang tàn cất từ thế kỷ 15 ở
Amsterdam (Hà Lan): "Như vậy đó, mà không thể khác vậy được".
Bạn và tôi, tren đường đời, sẽ gặp nhiều tình thế bất mãn, không thể thay
đổi. Những lúc ấy ta phải lựa lấy một trong hai đường sau này: hoặc nhận
tình thế đó mà tự thay đổi cách sống cho thích hợp hoặc chống cự lại để rồi
hại sức khoẻ và sau cùng mang lấy bịnh thần kinh.
Dưới đây là lời khuyên rất minh triết của một trong những tâm lý gia tôi
ngưỡng mộ nhất, ông William James: "Chịu thuận với hoàn cảnh đi. Biết