CHƯƠNG
5
M
ạ kể rằng, trong số Việt gian, tề ngụy đầy thú tính, gian manh xảo trá
phải kể đến thằng Càn ở làng Trung Quán. Càn có thú tiêu khiển là cưỡi
ngựa. Là con nhà Việt gian chính hiệu, hay còn nói khác hơn nữa, hắn là
con nhà nòi của cái giống mật thám ác ôn chính cống. Cha hắn làm mật
thám từ khi Pháp đổ bộ vào làng Quảng xá năm 1946. Trước khi làm mật
thám, cha con thằng Càn cầm đầu nhóm cướp khét tiếng một vùng. Nhưng
có một điều lạ, “chim không ăn cành rìa tổ”, băng cướp do cha thằng Càn
cầm đầu không bao giờ động đến nhà nào trong làng Trung Quán. Nhưng
còn các làng khác thì sao, “nhớn bùi bé mềm”, từ nhà giàu cho đến nhà hơi
giàu, hoặc chỉ có của ăn của để một chút là cha thằng Càn cho quân đến
“hỏi thăm” ngay. Để chống lại băng cướp hung hãn đó, nhà giàu thường
bảo nhau một cách phòng vệ có một không hai mà lại khá hiệu quả. Đó là
miếng võ “rải chông”. Chông làm thật đơn giản. Đầu tiên đem hạt bắp đun
sôi, vùi xuống bếp trấu cho mềm, lấy gai bồ kết, gai mỏ quạ thứ già, cứng
xiên vô hạt bắp rồi phơi khô. Chiều tối, đem chông rải khắp sân, ngõ rồi tắt
đèn đi ngủ sớm. Ngày trước, dân nghèo, dân lao động lấy đâu ra giày đinh,
giày cao cổ mà đi như bây giờ, băng cướp xông đến nhà nào xéo phải thứ
chông hạt bắp xiên gai đó thì chỉ có cách ráng chịu đau, bảo nhau rút lui
“có trật tự” mà thôi. Bị thất bại nhiều lần như thế, rồi cuối cùng cha con
thằng Càn cũng nghĩ ra được cách vô hiệu hóa “chông” tự chế của dân nhà
giàu trong vùng. Lặn lưng một mớ bạc, cha con thằng Càn vô Huế mua
mấy con ngựa rồi tìm thợ giỏi đóng móng tốt đem về. Khi kéo quân đi ăn
cướp, có hôm thì thằng Càn, có hôm thì trực tiếp cha hắn cưỡi ngựa xông
vào trước. Mà cách vô hiệu hiệu hóa chông hạt bắp cũng khá đơn giản, đó
là cho con ngựa kéo lê mấy khúc cây chuối đằng sau. Thân chuối mềm,
chông hạt bắp cứ xiên vô tư. Thế là bao nhiêu chông đều được thân cây