QUẢNG NINH ĐẤT MẠ ANH HÙNG - Trang 12

CHƯƠNG

2

C

uộc đời của mạ tôi là một chuỗi ngày nhớ mong, chờ đợi người thân.

Ông ngoại tôi bị giặc Pháp chém chết ở cửa Thuận an ngay cái đêm mặt
trận Huế bị vỡ, Việt Minh đi vào hoạt động bí mật. Bà ngoại không nuôi
nổi năm con thơ dại, đành phải gửi mạ tôi ra Quảng Bình đi ở.

Năm ấy mạ tôi 12 tuổi, thứ ba trong nhà, cậu Tuất lớn nhất, đến dì Chắt,

dì Lực kế mạ, sau mạ còn cậu út tên Doản. Mạ tôi kể, bà ngoại đưa mạ ra
bến đò Phú xuân để gửi đi Quảng Bình, hành trang ngoại sắm cho mạ tôi
chẳng có gì ngoài một cái bị cói đựng vài bộ quần áo lành, rách và một nắm
cơm với dúm cá trích kho keo lẫn với mấy quả sung đã muối chua. Món
sung muối chua kho cá trích ăn rất ngon. Mà đặc biệt hơn là cá trích kho
keo lẫn với quả sung muối chua rất hợp. Vị chan chát, chua chua của sung
muối đánh hết vị tanh, cái nhớt của cá. Lại nữa, quả sung kho kỹ săn tít, bắt
muối ớt nhai kỹ mùi vị riêng biệt, thơm thơm bùi bùi, có khi thích ăn hơn
miếng cá. Nói thêm về mấy bộ quần áo ngoại gói ghém để đưa cho mạ tôi
đem ra Quảng Bình thì thật cười mà… rớt nước mắt. Chả là, nhà đông con
lại xấp xỉ một chín một mười như nhà ngoại tôi, quần áo chẳng mấy khi
phân tách rõ bộ đồ con trai con gái, đứa nọ mặc lẫn đồ đứa kia là chuyện
thường, không có gì đáng nói. Ngoại tôi bảo, Hương Giang ra Quảng Bình
phải được “ưu tiên”, mấy đứa ở lại có gì mặc nấy, rách rưới, khâu vá… sao
cũng xong miễn đừng để trật thịt phơi da ra kẻo người ta chê cười là được.

Đã giao hẹn từ ở nhà, con gái lớn rồi, đi làm ăn đỡ đần mạ và gia đình,

chẳng có gì đáng để nói nên người đi người ở không được khóc lóc làm đau
lòng. Vậy mà khi ra đến bến đò, bà ngoại và mạ tôi cứ ôm lấy nhau mà
khóc. Chú Biền, một tài công nhà đò phải xóc nách má tôi lên thuyền. Bà
ngoại đứng trên bờ, gọi với xuống: “Hương Giang ơi, Tết mạ sẽ ra thăm
con!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.