rừng. anh em bọn mi hợp đồng chặt chẽ với nhau giúp mấy anh mà giữ làng
giữ xóm. Má thấy tình hình có chiều hướng cách mạng đang đi đến thành
công rồi đó. Má tính như rứa, tụi bây coi được không?
Ba xuân nhón củ khoai to nhất đưa cho anh Hai
Nhị, giọng xởi lởi:
- Má tính vậy, anh Hai coi được không?
Má Hải gắp bỏ chén anh Hai Nhị khúc kỳ nhông nạc hỏi nhỏ:
- Ba xuân chắc ưng bụng rồi, thằng Hai tính răng, nói để má biết. Lên
đồn làm lính gác thôi mà…
- Trốn lính thì khó chứ vô đó thì dễ ợt. Nhưng làm lính đâu chỉ có việc
đứng gác hả má?
- Ờ… ờ… để má hỏi mấy anh xem sao. Còn ba xuân, chuẩn bị đi, đêm
nay mấy anh cho người về đón lên rừng, việc đó chắc như rạm tháng tám
kho tiêu, không bàn ra tính vô gì ráo trọi.
- Việc ba xuân má con ta quyết như vậy đi, còn việc của con để bàn tính
với mấy anh đã. Đây là một quyết định hệ trọng, không thể không tính toán
kỹ má à.
Hai Nhị vừa trả lời vừa chống hai tay xuống nền nhà lấy thế đứng dậy rồi
tiến về phía góc vách, chỗ có cái bàn để mấy chai nước nấu sẵn. anh gỡ
miếng lá chuối khô cuộn chặt làm nắp chai chống bụi cát vô. Hai Nhị ngửa
cổ tu ừng ực. Bóng Hai Nhị lay lắt trên vách. Đặt chai nước đã vơi phân
nửa xuống bàn, Hai Nhị lại buông một câu trống không:
- Hình như thùng gạo nhà mình gần hết rồi đó!
Nói xong, Hai Nhị ra sân trước, sau đó có tiếng võng đưa cọt kẹt.
Mặt trời đã lặn từ lâu nhưng không gian vẫn oi nồng khó chịu. Hai Nhị
không nghe má “ừ”. Tiếng “ừ” nhỏ xíu.
Hiu hiu buồn. Ba xuân đón chén cơm từ tay mạ mà đầu óc cứ quanh
quẩn đâu đâu. Cả một đời lam lũ, dè sẻn từng củ khoai hạt thóc nuôi con,
đời mạ thật vất vả. Ba xuân biết chén cơm cuối nồi mạ cũng dành cho
mình. Mạ biết và anh em Ba xuân đều biết, đêm nay mấy anh trên rừng sẽ