điểm có tính chất thi pháp của nền văn học cách mạng lấy cảm hứng sử thi
- lãng mạn làm nòng cốt. Những nhân vật sắc nét như “Mạ tôi”; “Cậu tôi”;
“Ba xuân”; “Hai Nhị”; “Bà Nụ”; “Ông Sắt”; “anh Sắc”; “O Tốt”; “Chim
Yến”… tạo nên một “dàn” nhân vật, trong đó mỗi người mang trong mình
dòng máu con Rồng cháu Tiên. xúc động nhất là chuyện “O Tốt” chịu kế
khổ nhục để đem lại bình an cho người khác, cuối cùng được chiêu tuyết.
Hóa ra chiến công trong chiến tranh đôi khi không phải hiện ra nơi hòn tên
mũi đạn mà ở những hy sinh thầm lặng, thậm chí đôi khi “vô tăm tích” của
muôn vàn con người bình thường nhưng vĩ đại. Tác giả không thiên vị nhân
vật nào vì chiến công này là của toàn thể nhân dân, và nếu có nỗi đau nào
ập xuống thì không nỗi đau nào của riêng ai, và nếu có thành quả nào được
tạo dựng, lập nên như một kỳ tích thì đó là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là
máu của đồng bào, đồng chí. Viết tiểu thuyết lịch sử - tư liệu Quảng Ninh
đất mạ anh hùng, tôi hình dung tác giả Dương Thiên Lý có cái tâm thế và
cảm xúc mạnh mẽ như nhà thơ Nguyễn đình Thi đã viết trong bài thơ Đất
nước:
“Nước chúng ta.
Nước những người chưa bao giời khuất.
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất.
Những buổi ngày xưa vọng nói về”.
Có vẻ như Dương Thiên Lý không hề có kỹ thuật khi viết tiểu thuyết lịch
sử - tư liệu Quảng Ninh đất mạ anh hùng. Tôi không nghĩ thế. Viết tiểu
thuyết kiểu này điều quan trọng nhất là sự trung thành của tác giả với lịch
sử. Lịch sử không thể đem ra để trao đổi, bán chác và lợi dụng như ai đó đã
từng làm mù quáng. Lịch sử cũng không phải là một thứ trang sức để nhà
văn kém tài “lòe” thiên hạ. Lịch sử và nhân chứng, có thể là nhân chứng
sống trực tiếp và cũng có thể gián tiếp. Lịch sử không phải là “cái đinh”
đóng lên tường để ai muốn treo mắc lên đó bất cứ cái gì cũng được. Lịch sử
có tiếng nói riêng, độc quyền của mình. Lối viết của tác giả Dương Thiên
Lý trong Quảng Ninh đất mạ anh hùng, theo tôi, là trung thành với sự thật
lịch sử. Không tô vẽ, không màu mè, không uốn lượn. Nên đôi lúc có cái