Núi Thần đinh cách huyện lỵ Khoảng 20km về phía Tây Nam. Núi Thần
đinh có động sâu thẳm rộng rãi. Trong động có thạch nhũ rất lạ, có cái như
tàn vàng, có cái khi gõ phát ra tiếng kêu như chuông như trống. Phía ngoài
động có giếng đá, nước ngọt quanh năm không cạn.
Dinh Võ xá cách huyện lỵ 5 km về phía Nam. Chúa Nguyễn dựng dinh ở
đây gọi là Dinh Mười. Khu vực dinh thự có đồng ruộng lầy sâu, quân Trịnh
đã bị quân Nguyễn đánh úp ở vùng lầy thụt này, vì thế có câu ca rằng:
“Một lo đồng Hải - Lũy Dài.
Hai sợ ruộng lầy Võ xá”.
Thế núi hiểm trở là vậy, hình sông lại có hướng khác thường, tạo dòng
chảy xuôi về phía Bắc. Sông Nhật Lệ rộng hàng km dài hơn 90 km.
Ở giữa địa hạt Quảng Ninh và Lệ Thủy có phá Hạc Hải. Phá Hạc Hải
cách làng Quảng xá khoảng 5km, rộng chừng 5.000 mẫu, ở trên các sông
ngòi Quảng Ninh và Lệ Thủy thông vào; ở dưới theo sông Kiến Giang ra
biển. Phá Hạc Hải rộng bốn bề giới hạn mù mờ, mùa nắng hạ nước hạ
xuống, trông phá nhỏ nhưng đến mùa mưa mênh mông bát ngát phá được
gọi là Hải Nhi (biển nhỏ)...
Về khí hậu thì vùng đồi núi ven biển đất bạc và thưa thớt, sách đại Nam
Nhất Thống Chí chép rằng: “Khí núi, tiết biển đan xen nhau, mùa hạ
thường nắng, mùa thu mùa đông thường mưa. Chợt nắng liền nóng, chợt
mưa liền lạnh...”
Miền núi đồi, miền ven biển đất bạc, cây cối thưa thớt, khí hậu khắc
nghiệt là vậy, nhưng ở đồng bằng thì non sông tươi đẹp, bể cả thì sông
nước mênh mông, núi đồi hùng vĩ. “xóm làng trù mật, lợn gà từng đàn, cỏ
nước ngon lành nên trâu bò béo tốt, đất cát phì nhiêu nên được thóc không
cần khó nhọc...”
Tác giả Dương Văn an viết trong Ô Châu Cận Lục như sau:
“Trai làng Vũ - Khuyến chăm việc canh nông, gái Trường Dục siêng
nghề khung cửi... anh em Phúc Lộc dạy nhân học luật, dân làng Cái xá rất
khéo đắp bờ. Gái làng Hoành Bồ biết xem mây trận. Trần xá có nước quanh