QUẢNG TRỊ 1972 - Trang 84

làm phao bơi, gác súng lên trên, rồi cứ bám vào chiếc phao như vậy vượt
sang bờ bên kia. Nhiều người đã hy sinh khi bị địch pháo kích bất ngờ, chết
vì trúng mảnh, chết vì sức ép, chết vì phao thủng... không biết bao nhiêu
mà kể. Sau này chiến sĩ Lê Bá Dương đã có những câu thơ cực kỳ xúc động
về cảnh này:

“Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...”

Dần dần quân ta nhận thấy một quy luật, là cứ tầm 2h sáng thì mọi

hoạt động của địch bỗng nhiên ngừng hẳn. Thế là trong khoảng 2-3 h sáng
chúng ta đẩy mạnh công tác vận chuyển qua sông, bổ sung quân, tiếp tế
lương thực, đạn dược vào Thành và chuyển thương binh ra. Mỗi ngày có
chừng một đại đội lính mới và hơn một tấn đạn dược được chuyển vào
Thành, chủ yếu là đạn B40-B41. B40-B41 là súng chống tăng, nhưng trong
Thành quân ta dùng để bắn cả bộ binh. Với sức nóng 1650°C, bắn chạm nổ
trước tuyến xung phong của địch, mỗi quả đạn tạo ra hiệu ứng mìn định
hướng rất khủng khiếp, có thể thổi bay cả một tiểu đội ngụy. Những xác
chết cháy thành than, cong queo, gần như bị bốc hơi. Chỉ có như vậy mới
ngăn chặn được những đợt xung phong vũ bão của lính Dù hoặc Thủy quân
lục chiến. Và đó cũng là câu trả lời thích đáng cho loại súng phóng lựu
M79 của chúng, tục danh là súng “cạch - oành” hay “cối cá nhân”, loại vũ
khí đã gây ra những thương vong khủng khiếp cho bộ binh ta. Tuy nhiên
thời gian này, cán cân trận chiến trong Thành đã nghiêng về phía địch. Mưa
liên tục, nước sông Thạch Hãn lên to, làm việc tiếp tế hầu như là không thể,
hầm hào bị ngập lụt hết. Lại thêm ưu thế hỏa lực của địch quá dữ dội, pháo
bầy, pháo biển, B52, bom tọa độ, bom bổ nhào... suốt ngày đánh phá. Thời
gian trước đó, địch còn sử dụng loại bom đặc biệt “Daisy cutter” 7 tấn có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.