(1) 81 ngày đêm Quảng Trị hay là Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ
được tính từ ngày 28-6 đến ngày 16-9 năm 1972 (BT).
Ở bến vượt cảnh tượng khá nhốn nháo. Có lệnh vứt bỏ xuống sông tất
cả vũ khí nặng mà không thể mang được. Các thương binh được ưu tiên
chở bằng xuồng cao-su, những người bơi yếu thì bám xung quanh xuồng.
Có một sợi dây cáp được chăng ngang sông, các xuồng bám vào đấy
mà vượt sang bờ Bắc. Còn tất cả mọi người khác lại phải làm phao bơi
bằng tăng (hoặc bao gạo) ni-lông, để súng lên trên và bơi cật lực. Nước
sông vẫn chảy cuồn cuộn, lạnh buốt, đen ngòm. Ba đợt vượt sông an toàn,
đến đợt thứ tư thì bỗng nhiên pháo bầy dập đến. Một cảnh tượng hãi hùng
phơi ra dưới ánh pháo sáng: Xuồng chìm, phao thủng, tiếng la thét của
thương binh và những người bị trúng mảnh… Mặt sông Thạch Hãn lại đỏ
ngầu máu tươi…
Bờ Bắc là bờ bồi nên cách khoảng 50m chân tôi đã chạm đất. Tôi lội
bì bõm như người mộng du, hầu như không nhận biết được gì nữa. Lên bờ,
chúng tôi chạy thục mạng về hướng Bắc. Cho tới khi thấy bóng đen mờ mờ
của cây cối làng mạc chúng tôi mới dừng lại. Có tiếng người nói lao xao,
các đơn vị gọi nhau tập trung lại đội hình. Tiểu đoàn 3 của tôi quân số còn
lại chưa đầy một đại đội. Nhưng có những đơn vị còn thảm thương hơn
nhiều. Trung đoàn 27 (Đoàn Triệu Hải) phối thuộc cho Sư đoàn tôi, khi rút
ra khỏi Thành chỉ còn 10 chiến sĩ. Tất cả các đơn vị tham chiến ở Quảng
Trị đều thiệt hại rất nặng nề. Chúng ta mất hàng trăm súng lớn đủ loại, hàng
chục xe tăng, và trên hết, hàng chục nghìn người con ưu tú của đất nước.
Chẳng hạn Sư đoàn 325, chiến sĩ phần lớn là những sinh viên các Trường
ĐH Miền Bắc, thành phần tinh hoa của dân tộc, thế mà thương vong gần
hết. “Ôi những người con trai khỏe đẹp/ Có thể biến thiên nhiên thành điện
thép/ Cho con người hạnh phúc hôm nay…”(Tố Hữu, Ê-mily, con). Nhiều
lúc tôi đắng cay thầm nghĩ, một mảnh đất chó ăn đá gà ăn sỏi có đáng để
chúng ta phải trả giá quá đắt như vậy không? Mỗi ngày đưa vào Thành một