Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
Israel trước mọi hình thức thành công là: Nếu họ làm được, tôi có thể làm tốt hơn. Hơn nữa,
thương vụ ấy trở thành nguồn gốc của lòng kiêu hãnh quốc gia, giống như giành được huy
chương vàng trong Thế vận hội công nghệ của thế giới. Một nhan đề đăng trên tờ báo địa
phương tuyên bố Israel đã trở thành một “cường quốc” Internet
[162]
.
Vardi đầu tư vào những công ty Internet khởi nghiệp vì ông tin tưởng họ. Song việc ông tập
trung vào mảng Internet, trong khi hầu hết người khác hoặc yên vị trong các khu vực
truyền thống của “người Israel”, như truyền thông và bảo mật, hoặc tham gia những mảng
mới nóng sốt, như công nghệ làm sạch và công nghệ sinh học, không chỉ đơn thuần dựa trên
những tính toán lợi nhuận. Thứ nhất, Israel là một cụm của ông, và ông ý thức được địa vị
của mình là “người trong nội bộ” của c đồng này - một cộng đồng mà ông muốn thành công.
Với sự gắn kết đó, ông cũng ý thức được vai trò của mình trong việc duy trì khu vực này
trong giai đoạn “khô cằn”. Đầu tư với mục đích cá nhân cũng như với mục tiêu cho đất nước
được gọi là “lòng yêu nước có lợi nhuận” gần đây mới được nhiều người chú ý đến.
Hơn một thế kỷ trước, trùm ngân hàng nổi tiếng J. P. Morgan đã gần như một tay ổn định
lại nền kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng 1907. Vào thời chưa có Cục Dự trữ Liên bang,
“Morgan không chỉ dành một phần tiền của mình mà còn huy động toàn bộ thị trường tài
chính tham gia cuộc giải cứu”, nhà sử học kinh tế và người viết tiểu sử Ron Chernow cho
biết.
Khi cuộc khủng hoảng 2008 nổ ra, Warren Buffett có vẻ cũng đóng một vai trò tương tự khi
bơm 8 tỷ USD vào Goldman Sachs và General Electric chỉ trong hai tuần. Khi cơn khủng
hoảng ngày càng sâu, Buffett biết rằng những quyết định thực hiện những món đầu tư
khổng lồ có thể là tín hiệu báo cho thị trường rằng ông, nhà đầu tư được nể trọng nhất của
nước Mỹ, không chờ cổ phiếu rớt giá thêm nữa và tin rằng nền kinh tế sẽ không sụp đổ.
Những can thiệp của Vardi tất nhiên có quy mô nhỏ hơn, nhưng ông đã tác động lên nhóm
những công ty khởi nghiệp của Israel bằng cách đóng vai trò lãnh đạo trong việc giữ cho
phân khúc Internet không bị chìm. Sự hiện diện và kiên định của ông trong khu vực mà ai
cũng rút lui đã đem đến sự hồi sinh cho nơi này.
Tại TechCrunch năm 2008, một hội thảo có ảnh hưởng lớn quy tụ 51 công ty mới khởi
nghiệp tiềm năng nhất trên thế giới, có bảy công ty của Israel và phần nhiều trong số đó huy
động vốn từ Yossi Vardi. Michael Arrington, nhà sáng lập TechCrunch, là người ủng hộ
mạnh mẽ các công ty của Vardi: “Các bạn [Israel] nên dựng tượng Yossi Vardi ở Tel Aviv”,
ông nói
[163]
.
Trong cuốn sách bán chạy nhất Built to Last (tạm dịch: Xây dựng để trường tồn), bậc thầy
kinh doanh James Collins nhận định một số thành công trường tồn trong kinh doanh đều có
một điểm chung: Mục tiêu cốt lõi có thể gói gọn trong một hay hai câu. “Mục tiêu cốt lõi,”
Collins viết, “chính là lý do cơ bản để các tổ chức, doanh nghiệp tồn tại. Nó phản ánh tầm
quan trọng gắn với công trình của công ty... bên ngoài việc kiếm tiền thuần tuý.” Ông liệt kê
mười lăm ví dụ về các mục tiêu cốt lõi. Tất cả đều là công ty - bao gồm Wal-Mart, McKinsey,
Disney, và Sony - chỉ trừ một ngoại lệ: Israel. Collins mô tả mục tiêu cốt lõi của Israel là