Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
“cung cấp một nơi an toàn trên trái đất cho người Do Thái.” Việc xây dựng nền kinh tế của
Israel, tham gia vào cụm - việc này có thể hoán đổi cho nhau - và việc quảng bá ra những
nơi sôi động nhất thế giới đều góp phần khuyến khích những người “yêu nước tạo ra lợi
nhuận” ở Israel
[164]
. Như nhà sử học Barbara Tuchman quan sát trước cuộc bùng nổ công
nghệ ở Israel, “Với tất cả vấn đề của mình, Israel có một lợi thế chỉ huy: Ý thức về mục đích.
Những người Israel có thể không có sự sung túc hay một cuộc sống bình lặng. Nhưng họ có
những gì mà sự sung túc có thể bóp chết: Động lực.”
[165]
Sự thiếu vắng động lực là vấn đề của một số thành viên thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh
(GCC), bao gồm UAE, Ả-rập Xê-út, Bahrain, Kuwait, Qatar, và Oman. Trong trường hợp của
Dubai, một trong các tiu vương quốc thuộc UAE, hầu hết doanh nhân đến từ nơi khác đều bị
lợi nhuận thôi thúc - vốn là yếu tố quan trọng - chứ không phải động lực xây dựng cộng
đồng ở Dubai. Và như chúng ta đã thấy khi xem xét lý thuyết cụm của Michael Porter, nếu
chỉ có động lực về lợi nhuận thì chưa đủ để đưa nền kinh tế của một quốc gia tiến xa. Khi
nền kinh tế lâm vào khó khăn, như trường hợp Dubai từ cuối năm 2008, hay tình hình an
ninh bất ổn, những người không cam kết để xây một ngôi nhà, một cộng đồng, hay một nhà
nước thường là người đầu tiên bỏ chạy.
Với những nền kinh tế khác của GCC, vấn đề lại hơi khác biệt. Trong những chuyến du lịch
khắp Bán đảo Ả-rập, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cách thức những người Saudi - cả già
lẫn trẻ - hãnh diện về việc nền kinh tế hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Nhiều người Saudi có xuất
thân bộ lạc từ nhiều thế kỷ trước, và việc xây dựng một nền kinh tế tiên tiến được cả thế
giới ghi nhận là vấn đề liên quan đến niềm kiêu hãnh của bộ tộc và quốc gia.
Song tất cả nền kinh tế đó cũng đối mặt với những thách thức có thể ngăn cản bất cứ sự
tiến bộ tiềm năng nào.
Chắc hẳn các nhà quản lý và chính phủ khắp thế giới Ả-rập sẽ chuyển sự chú ý sang việc
kích thích một nền kinh tế tăng trưởng cao, và một số đã lặng lẽ học tập Israel. “Có cách nào
mà chúng ta sẽ tạo ra 80 triệu việc làm trong thập niên kế tiếp?” Riad al-Allawi hỏi chúng
tôi. Al-Allawi là một doanh nhân thành đạt người Jordan đã kinh doanh khắp các khu vực.
Tám mươi triệu là con số chúng tôi vẫn nghe từ các chuyên gia trong những chuyến công du
đến thủ đô của các nước Ả-rập.
Các nền kinh tế Ả-rập ở Bắc Phi (Ai Cập, Algeria, Morocco, và Tunisia), Trung Đông
(Lebanon, Syria, Palestine, Iraq, và Jordan), và vùng Vịnh (Ả-rập
Xê-út, UAE, Qatar, Bahrain, Kuwait, và Oman) bao gồm khoảng 225 triệu người, chỉ chiếm
hơn 3% dân số thế giới. Tổng GDP của thế giới Ả-rập năm 2007 chỉ có 1.3 nghìn tỷ USD -
gần bằng 2/5 nền kinh tế Trung Quốc. Song sự phân bố tài sản thì lại rất khác nhau: Có
những nền kinh tế giàu dầu mỏ với số dân rất ít (chẳng hạn Qatar, chỉ với 1 triệu người
nhưng GDP bình quân theo đầu người là 73.100 USD), và những quốc gia nghèo dầu mỏ
nhưng có dân số đông, mật độ dày đặc (như Ai Cập, với 77 triệu người nhưng GDP bình
quân theo đầu người chỉ khoảng 1.700 USD). Khái quát chiến lược phát triển cho khu vực