Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
phủ - cần thiết cho một nền văn hoá mà doanh nhân và nhà phát minh có thể phát triển.
Cũng như các lý do mà giới doanh nhân giúp nền kinh tế phát triển và tiến bộ xã hội - nó ghi
nhận năng lực, sự cải tiến và kết quả hơn là địa vị - các chính phủ vùng Vịnh đã bóp nghẹt
nó. Nhà khoa học chính trị Samuel Huntington từng gọi đó là “thế lưỡng nan của các vị vua”:
Tất cả các chế độ quân chủ hiện đại hoá đều tìm cách cân bằng việc hiện đại hoá kinh tế với
những các giới hạn của tự do hóa, vì s mở rộng tự do thách thức quyền lực của nền quân
chủ. Trong thế giới Ả-rập, nhà báo Anh Chris Davidson, tác giả của Dubai: Sự mong manh
của thành công, gọi đây là “thế lưỡng nan của các vị sheikh.”
Ngoại trừ Lebanon và Iraq, chưa có một cuộc bầu cử tự do thật sự ở bất kỳ nước nào trong
22 quốc gia của Liên đoàn Ả-rập. Sau một nỗ lực trong cuộc bầu cử ở UAE năm 2006, thu
hút lượng người đi bỏ phiếu thấp, một thành viên quan trọng trong chính phủ nhận xét,
“Điều này thật đáng thất vọng khi cho rằng tất cả ứng viên và người tham dự đều đến từ
những gia đình rất tử tế, và mọi cá nhân đều được phê chuẩn bởi các nhà lãnh đạo của
UAE.”
[169]
Một số chính phủ Ả-rập vùng Vịnh phải tìm cách xoay chuyển thế “lưỡng nan này” bằng
cách dùng tài nguyên dầu mỏ để hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, trong khi giữ
gần như nguyên vẹn cấu trúc chính trị. Thu nhập từ những giai đoạn bùng nổ dầu mỏ trước
kia - trong những năm 70 - không được các nền kinh tế trong khu vực hấp thụ mà bị tiêu xài
vào hàng nhập khẩu từ phương Tây, các khoản đầu tư ở nước ngoài, và vũ khí quân sự.
Những nền kinh tế địa phương nhìn thấy rất ít lợi ích trực tiếp. Song từ năm 2002, trên 650
tỷ USD khai thác từ “mỏ vàng” dầu mỏ do nhu cầu về nhiên liệu này tăng cao, đã được tái
đầu tư cho riêng các nước vùng Vịnh.
Bên cạnh chiến lược cụm được Dubai và một số quốc gia vùng Vịnh sử dụng, phần lớn
doanh thu từ dầu mỏ của khu vực đã được đầu tư vào khu vực bất động sản. Ở GCC, đây là
khu vực tăng trưởng nhanh trên thế giới. Từ năm 2000 đến 2010, khoảng 19,55 triệu mét
vuông cho thuê mới - cao ốc văn phòng, khu mua sắm, khách sạn, cơ sở công nghiệp và phát
triển nhà ở - được đưa vào khai thác ở khu vực này, chủ yếu ở Ả-rập Xê-út và UAE, với mức
độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% trong suốt giai đoạn này. (Mức tăng trưởng hàng
năm của diện tích cho thuê ở Trung Quốc là 15%.)
Song cũng như phần còn lại của thế giới, bong bóng bất động sản ở vùng Vịnh đã vỡ. Ví dụ,
đầu năm 2009, giá trị khu dân cư và thương mại ở Dubai đã giảm 30% và được dự đoán sẽ
còn tiếp tục giảm. Các chủ sở hữu đã bỏ rơi bất động sản mà họ sở hữu theo đúng nghĩa đen
và rời khỏi đất nước, để tránh bị bắt giam vì không trả được nợ. Các dự án xây dựng quy mô
lớn bị đóng băng.
Cả dầu mỏ, bất động sản và các cụm đều không xây dựng được một nền kinh tế sáng tạo và
hoạt động thương mại tăng trưởng cao.
Trong khi quả bom hẹn giờ về nhân khẩu học vẫn đang chạy, các chính phủ ở vùng Vịnh
nhiều dầu cũng đã xây dựng những cụm nghiên cứu học thuật. Mỗi cụm công nghệ đều tập