Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
Ben-Gurion cũng hiểu mọi người sẽ không chịu chuyển đến các khu vực kém phát triển,
cách quá xa trung tâm thành thị và cơ sở hạ tầng cơ bản nếu chính phủ không đi đầu trong
việc giải quyết và khuyến khích tái định cư. Ông biết nhiều nhà tư bản tư nhân sẽ không
muốn phải chịu rủi ro cho những nỗ lực như vậy.
Song sự tập trung cao độ vào công cuộc phát triển cũng tạo ra di sản là một chính phủ
không chính thức can thiệp vào nền kinh tế. Sự chuyên chế của Pinchas Sapir rất tiêu biểu.
Trong suốt những năm 1960 và 1970, Sapir giữ nhiều trọng trách như Bộ trưởng Tài chính
hay Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp. Phong cách quản lý của Sapir vi mô đến mức
ông đã thiết lập những tỉ giá ngoại tệ khác nhau cho từng nhà máy khác nhau - với tên gọi
“phương pháp 100 tỉ giá hối đoái” - và theo dõi tất cả tỉ giá này bằng cách ghi vào một quyển
số nhỏ màu đen.
Theo Moshe Sanbar, Thống đốc thứ hai của Ngân hàng Israel, Sapir nổi danh với hai cuốn
sổ. “Một trong hai cuốn sổ là Cục Thống kê trung ương của riêng ông: Sapir yêu cầu mọi nhà
máy lớn phải báo cáo lại họ đã bán được bao nhiêu, bán cho ai, đã tiêu thụ bao nhiêu điện...
Và đây là cách ông ta nắm rõ, trước khi những số liệu thống kê chính thức được lưu lại, nền
kinh tế đang diễn ra như thế nào.”
Sanbar cũng tin rằng hệ thống này chỉ hiệu quả trong một quốc gia lý tưởng, luôn cố gắng
phấn đấu và có diện tích nhỏ: Không có chính phủ minh bạch, nhưng “mọi chính trị gia lúc
bấy giờ đều qua đời trong cảnh nghèo khó... Họ can thiệp vào thị trường, quyết định bất kỳ
điều gì họ muốn, nhưng không lấy trong túi ai dù chỉ một xu”
[76]
, Sanbar cho biết.
NÔNG TRANG (KIBBUTZ) VÀ CUỘC CÁCH MẠNG NÔNG NGHIỆP
Trung tâm của cú nhảy vĩ đại đầu tiên là một phát kiến xã hội mà quy mô không hề tương
xứng với tầm ảnh hưởng địa phương và quốc tế của chính nó: Nông trang (kibbutz). Ngày
nay, tuy chiếm chưa đến 2% dân số Israel, song những nông trang viên sản xuất đến 12%
lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước.
Những nhà sử học đã gọi nông trang là “hoạt động công xã thành công nhất thế giới”
[77]
.
Tuy nhiên vào năm 1944, bốn năm trước thời điểm lập quốc của Israel, chỉ có 16 nghìn
người sống trong các kibbutzim (kibbutz nghĩa là “tập hợp” hoặc “hợp tác”, kibbutzim là số
nhiều, còn những thành viên gọi là kibbutznik). Được tạo ra như các khu định cư nông
nghiệp nhằm xóa bỏ sự tư hữu và đem lại bình đẳng cho toàn dân, phong trào đã phát triển
trong suốt 20 năm tiếp theo, lên thành 80 nghìn người sống trong 250 cộng đồng, song con
số này vẫn chỉ chiếm 4% dân số Israel. Tuy nhiên ngày nay, các nông trang đã đóng góp
15% thành viên của Knesset - tên gọi Quốc hội Israel, và một con số còn lớn hơn thế cho lực
lượng sĩ quan và phi công của quân đội Israel. Một phần tư trong ố 800 lính Israel hy sinh
trong Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967 là các kibbutznik - gấp sáu lần so với tỉ lệ của họ trong
tổng dân số
[78]
.
Mặc dù viễn cảnh về một công xã chủ nghĩa xã hội có thể mang hình ảnh của một nền văn
hóa du mục, nhưng điều này không đúng với nông trang lúc ban đầu. Những nông trang