QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP - Trang 89

Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn

Vào năm 1965, kỹ sư thủy lợi Simcha Blass đến Hatzerim với ý tưởng cho một phát minh
ông muốn thương mại hóa: Công nghệ tưới nhỏ giọt. Đây là khởi đầu của đơn vị mà sau này
đã trở thành Netafim, công ty toàn cầu về kỹ thuật tưới tiêu nhỏ giọt.

Giáo sư Ricardo Hausmann đứng đầu Trung tâm Phát triển Quốc tế tại Đại học Harvard, và
là nguyên Bộ trưởng Phát triển trong chính phủ Venezuela. Ông cũng là chuyên gia nổi tiếng
thế giới về các mô hình phát triển kinh tế quốc gia. Mọi quốc gia đều có khó khăn và hạn
chế, ông nói với chúng tôi, nhưng điều gây kinh ngạc của Israel chính là thiên hướng tiếp
nhận các vấn đề - như sự thiếu nước - và biến chúng thành tài sản - như trong trường hợp
này là dẫn đầu trong các lĩnh vực nông nghiệp vùng hoang mạc, tưới nhỏ giọt và khử mặn.
Mô hình nông trang luôn ở vị trí tiền tuyến của quá trình này từ khi bắt đầu. Những khó
khăn về mặt môi trường mà các nông trang phải đối mặt cuối cùng lại vô cùng hiệu quả,
giống như những mối đe dọa an ninh của Israel. Ngân sách lớn chi cho việc phát triển và
nghiên cứu để giải quyết các vấn đề quân sự thông qua công nghệ cao - bao gồm công nghệ
nhận diện giọng nói, thông tin liên lạc, quang học, phần cứng, phần mềm và nhiều lĩnh vực
khác - đã giúp Israel khởi động, đào tạo và duy trì khối công nghệ dân sự.

Bất lợi của quốc gia khi có một phần lãnh thổ bị sa mạc hóa đã được chuyển hóa thành của
cải. Nhìn vào Israel hôm nay, hầu hết du các khách sẽ ngạc nhiên khi biết 95% diện tích của
đất nước bị xếp vào nhóm bán khô hạn, kh hoặc rất khô hạn, dựa vào lượng mưa hằng năm.
Thật vậy, khi mới lập quốc, sa mạc Negev đã tràn lên phía Bắc, giữa Jerusalem và Tel Aviv.
Vẫn là vùng đất lớn nhất Israel, nhưng tiến trình xâm thực của sa mạc Negev đã bị đảo lộn
khi vùng đất phía Bắc của nó đã phủ đầy các cánh rừng và các cánh đồng nông nghiệp do
con người trồng. Phần lớn điều này đạt được là nhờ các chính sách thủy lợi sáng tạo từ thời
của Hatzerim. Israel ngày nay dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải: Hơn 70% lượng nước
được tái chế, gấp ba lần tỉ lệ tại Tây Ban Nha, quốc gia đứng vị trí thứ hai

[80]

.

Nông trang Mashabbe Sade, cũng trong sa mạc Negev còn đi xa hơn: Những thành viên
nông trang đã tìm ra cách sử dụng nước tái chế không chỉ một mà những hai lần. Họ đã đào
giếng sâu bằng chiều dài mười sân bóng đá - gần nửa dặm - và phát hiện nguồn nước vừa
ấm vừa mặn. Điu này không có vẻ gì là tuyệt vời, cho đến khi họ tham khảo ý kiến từ Giáo
sư Samuel Appelbaum của trường Đại học Ben-Gurion tại Negev: Ông ấy nhận ra đây là
nguồn nước hoàn hảo để nuôi cá nước ấm.

“Thật không đơn giản khi phải thuyết phục mọi người rằng nuôi cá trên sa mạc là việc làm
có ý nghĩa”, nhà ngư học Appelbaum nói. “Nhưng việc đập tan ý nghĩ rằng đất đai cằn cỗi
đồng nghĩa với vô dụng là rất quan trọng”

[81]

. Các nông trang viên bắt đầu bơm nguồn nước

nóng 37 độ vào trong các bể chứa cá rô phi, cá chẽm và cá vược để sản xuất thương mại.
Sau khi được dùng trong bể cá, chỗ nước chứa chất thải của cá giờ lại là nguồn phân bón
hoàn hảo cho các rặng cây chà là và ôliu. Các nông trang cũng tìm ra cách trồng rau và cây
ăn trái được tưới trực tiếp bằng nguồn nước ngm.

Một thế kỷ trước, Israel đã được Mark Twain và nhiều du khách khác miêu tả là vùng đất
đa phần cằn cỗi. Giờ đây nơi này có khoảng 240 triệu cây xanh do hàng triệu người cùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.