Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
trồng. Rừng cây được trồng trên khắp đất nước, nhưng lớn nhất và có lẽ cũng là phi thường
hơn cả chính là rừng Yatir.
Năm 1932, Yosef Weitz trở thành quan chức lâm nghiệp hàng đầu tại Quỹ quốc gia Do Thái,
một tổ chức tiền nhà nước chuyên mua đất và trồng cây trên mảnh đất mà sau này là Israel.
Weitz mất hơn 30 năm để thuyết phục chính tổ chức và chính phủ của mình trồng rừng trên
khu đồi ở rìa sa mạc Negev. Hầu hết đều nghĩ việc này là bất khả thi. Giờ đây ở đó có khoảng
4 triệu cây trồng. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy khu rừng vươn ra như một bản sắp chữ có
thể nhìn thấy bằng mắt thường, bao quanh là sa mạcà đất khô ở một nơi khu rừng lẽ ra
không thể tồn tại. FluxNet là một dự án nghiên cứu môi trường toàn cầu phối hợp cùng
NASA thu thập dữ liệu từ hơn 100 tháp theo dõi trên khắp thế giới. Chỉ có một ngọn tháp
nằm giữa khu rừng trong vùng bán khô hạn: Rừng Yatir.
Rừng Yatir sống nhờ nước mưa, mặc dù lượng mưa hằng năm tại đây chỉ đạt 280mm,
tương đương 1/3 lượng mưa hằng năm ở Dallas, Texas. Thế nhưng các nhà nghiên cứu phát
hiện cây trồng trong rừng Yatir có tốc độ sinh trưởng tự nhiên nhanh hơn kỳ vọng, và
lượng hấp thụ khí carbon dioxide từ không khí của chúng tương đương với những khu rừng
ở vùng ôn đới.
Dan Yakir là nhà khoa học tại Viện Weizmann, người quản lý trạm nghiên cứu FluxNet tại
Yatir. Ông cho biết khu rừng không chỉ chứng minh rằng cây cối có thể phát triển ở những
khu vực bị xem là hoang mạc, mà còn cho thấy chỉ cần trồng rừng trên 12% diện tích đất
bán hoang mạc của thế giới là có thể giảm một tỉ tấn carbon ở tầng khí quyển mỗi năm -
tương đương với lượng khí carbon thải ra từ 1000 nhà máy nhiệt điện công suất 500 MW
hằng năm. Một tỉ tấn carbon cũng góp vào một trong bảy “nhân tố bình ổn” mà giới khoa
học cho là sẽ cần thiết để cân bằng lượng carbon trên tầng khí quyển ở mức hiện tại.
Tháng 12 năm 2008, Đại học Ben-Gurion chủ trì một hội nghị chống sa mạc hóa lớn nhất
thế giới do Liên Hợp Quốc tài trợ. Các chuyên gia đến từ 40 nước háo hức được tận mắt
chứng kiến tại sao Israel là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang dần bị đẩy lùi
CÚ NHẢY VỌT CỦA ISRAEL
Câu chuyện nông trang chỉ là một phần của quỹ đạo chung trong cuộc cách mạng kinh tế
Israel. Dù theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát triển hay lai giữa hai loại, thành tích kinh tế
của Israel trong 20 năm đầu vẫn rất ấn tượng. Từ năm 1950 đến hết năm 1955, kinh tế
Israel tăng trưởng khoảng 13% mỗi năm, mức tăng trưởng hằng năm chỉ quanh quẩn dưới
10% vào những năm 1960. Nền kinh tế Israel không chỉ mở rộng, mà còn trải qua điều mà
Hausmann gọi là “cú nhảy vọt”, diễn ra khi một nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách
thu nhập theo đầu người với những quốc gia giàu có ở thế giới thứ nhất
Trong khi những giai đoạn tăng trưởng kinh tế rất phổ biến ở hầu hết các nước, thì những
cú nhảy vọt lại hiếm hoi hơn. Một phần ba thế giới đã trải qua giai đoạn tăng trưởng trong
50 năm qua, nhưng chưa tới 10% số này đạt được một bước nhảy vọt. Tuy nhiên, nền kinh t
Israel đã tăng thu nhập bình quân đầu người của mình từ mức chỉ bằng 25% Mỹ vào năm