QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 107

Cựu Bộ trưởng Tài chính Indonesia Muhamad Chatib Basri đã gần như

đúc kết toàn bộ chu trình này trong một câu nói được ưa chuộng: “Thời thế
tệ hại dẫn đến chính sách tốt đẹp, và thời thế tốt đẹp dẫn đến chính sách tệ
hại.” Ở đất nước của ông, Basri kể, chu trình này diễn ra liên tục, kể cả trong
thời gian ông làm Bộ trưởng Tài chính dưới thời Susilo Bambang
Yudhoyono, thường được gọi là SBY, Tổng thống từ 2004 đến 2014. Trong
nhiệm kỳ đầu tiên, SBY đã giúp ổn định Indonesia sau bất ổn chính trị trong
mấy năm đầu hậu Suharto, nhưng trong nhiệm kỳ thứ hai, ông đã trở nên tự
mãn, ngay cả khi bị thâm hụt ngân sách. Basri kể ông đã nhiều lần thúc giục
SBY giải quyết vấn đề bằng cách giảm chi tiêu vào các khoản trợ cấp năng
lượng; vị Tổng thống đáp lại bằng cách thực hiện các khoản cắt giảm nhỏ
khi Indonesia đối mặt với khủng hoảng tiền tệ đang chớm nở vào mùa hè
2013, sau đó ngừng cải cách khi cuộc khủng hoảng trôi qua sau đó trong
năm. Khi bị thúc ép tiếp tục cắt giảm trợ cấp, theo lời Basri, vị Tổng thống
đã đáp: “Tại sao? Đất nước này đang ổn mà.”

Chu trình này xoay chuyển thất thường, ngay cả trong các nền dân chủ,

nơi các cuộc bầu cử diễn ra thường xuyên theo lịch trình. Các quốc gia có
thể đắm mình trong sự tự mãn suốt nhiều năm, khiến cho “thập kỷ mất mát”
kéo dài hơn cả thập kỷ, níu chân Nhật Bản và nhiều quốc gia ở châu Mỹ
Latin. Mặt khác, cũng có các nhà lãnh đạo hoặc quốc gia hết sức kiên quyết
đã thúc đẩy cải cách không ngừng suốt nhiều thập kỷ, nhưng những trường
hợp này đều giới hạn trong các “phép mầu” hiếm hoi, bao gồm Hàn Quốc,
Đài Loan và Nhật Bản trước khi thập kỷ mất mát của nước này khởi sự vào
1990.

Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 đủ sâu sắc để khiến dân chúng

ủng hộ các nhà cải cách, và trên thực tế nhiều ứng viên có thực lực đã nổi
lên trong các cuộc bầu cử sau đó. Nhiều người đã nhậm chức sau khi đà trì
trệ toàn cầu lan từ các quốc gia giàu có sang các nước mới nổi sau năm
2010, phản ánh tác động ngày càng lớn của cuộc khủng hoảng. Tháng 12-
2012, Enrique Peña Nieto lên nắm quyền và hứa sẽ triệt phá các tập đoàn
độc quyền từ lâu đã bóp nghẹt nền kinh tế Mexico. Cùng tháng ấy, Shinzo
Abe nhậm chức và khiến những người quan sát Nhật Bản choáng với kế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.