QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 121

nhũng. Giới doanh nhân bắt đầu tránh những giao dịch cần chính phủ phê
duyệt, mà ở Ấn Độ là một danh sách rất dài. Đầu tư chững lại, và bầu không
khí nghi kỵ cứ lơ lửng suốt nhiều năm. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun
Jaitley, một luật sư, đã than thở vào 2015 rằng các điều tra viên của chính
phủ đang hoạt động theo “nguyên tắc vàng rằng thế nào tôi cũng phải có một
vụ truy tố, và bị cáo được xét xử công minh là may lắm rồi”. Ông cảnh báo
rằng văn hóa điều tra kiểu “thà giết lầm” này đã “cản trở toàn bộ quá trình ra
quyết định kinh tế”. Ấn Độ cần phát triển nhanh để giải quyết đói nghèo và
bất bình đẳng, nhưng sự ngoi lên của nạn tư bản thân hữu và những nỗ lực
kéo theo để kiềm tỏa nó đâm ra lại cản trở sự tăng trưởng.

Thật khó để xác định rõ khi nào quy mô tài sản của giới tỷ phú có nguy

cơ khiến một nền kinh tế mất cân bằng, nhưng việc so sánh mỗi nước với
các nước đồng đẳng sẽ giúp làm nổi bật ngay những quốc gia nổi bật. Tổng
tài sản của tỷ phú trong vài năm qua trung bình chiếm khoảng 10% của GDP
ở cả các nước mới nổi lẫn các nước phát triển. Vì vậy, nếu tài sản của các tỷ
phú cao hơn 5% so với mức trung bình, như trường hợp hiện nay tại Nga,
Đài Loan, Malaysia và Chile, tình hình có vẻ đe dọa. Ấn Độ vẫn còn cao ở
mức 14%, tức cao hơn 4% so với mức trung bình, nhưng đang thay đổi theo
chiều hướng tốt đẹp hơn.

Kể từ khi tôi bắt đầu dò danh sách tỷ phú, kết quả ở Nga bao giờ cũng

cho thấy một câu chuyện khốc liệt. Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản
vào cuối những năm 1980, nhà nước Nga đã bán hết những công ty công
hữu cho các doanh nhân có quan hệ rộng, tạo ra một tầng lớp đầu sỏ chính
trị mới. Nga hiện có hơn một trăm tỷ phú, nhiều thứ ba trên thế giới sau Mỹ
và Trung Quốc. Bất chấp cuộc sụp đổ năm 2014 của thị trường chứng khoán
và giá trị bất động sản, các tỷ phú người Nga vẫn nắm tài sản tương đương
16% GDP và thói quen chi tiêu của họ đã biến Moscow thành một khu trưng
bày lộ thiên xe Bugatti và Bentley. Trong những năm gần đây, họ phản ứng
trước những rắc rối kinh tế trong nước bằng cách tuồn tiền ra nước ngoài.
Ông trùm phân bón Dmitry Rybolovlev cho biết đã chi hơn 2 tỷ đô-la cho
mỹ thuật, trong đó có 100 triệu đô-la cho các bức họa của Rothko và
Modigliani, và ái nữ Ekaterina của ông đã mua một hòn đảo của Hy Lạp với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.