QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 207

Bangkok và bên kia là các tỉnh nghèo. Khi tôi đến thăm Bangkok vào 2010,
cuộc xung đột thành thị – nông thôn đã nổ ra thành bạo lực đường phố và
các chuyên gia địa phương bảo tôi rằng sự bất mãn của nông thôn miền Bắc
có thể truy nguyên nguồn gốc từ cơ cấu đầu to mình nhỏ bất cân xứng của
một xã hội đặt trọng tâm vào thủ đô. Họ nói một con số có thể đúc kết toàn
bộ cuộc xung đột: dân số 10 triệu ở trung tâm Bangkok lớn gấp hơn 10 lần
dân số của thành phố lớn thứ hai của nước này, Chiang Mai.

Một tỷ lệ lệch lạc đến thế là không bình thường ở bất kỳ quốc gia nào

với dân số khá lớn. Ở các nước nhỏ hơn, cũng phổ biến tình trạng dân chúng
tập trung ở thủ đô, nhưng ở các nước hạng trung với dân số từ 20 triệu đến
100 triệu USD, cũng như ở các nước lớn với hơn 100 triệu dân hoặc các siêu
quốc gia với hơn một tỷ dân, điều đó là bất thường. Một cái nhìn lướt qua 20
nước lớn mới nổi thuộc hạng trung cho thấy ở hầu hết các nước, dân số của
thành phố lớn nhất đông hơn của thành phố thứ hai vào khoảng gấp ba lần.
Mốc chuẩn này vẫn đang duy trì hiện nay tại 15 quốc gia lớn mới nổi trong
nhóm dân số hạng trung này, từ Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia và Ả Rập
Saudi đến Kenya, Morocco, Việt Nam và Iran. Tỷ lệ ba đối một này tồn tại
trong quá khứ và vẫn duy trì hiện nay với các trung tâm đô thị của các nền
kinh tế “thần kỳ châu Á”, gồm cả Tokyo và Osaka tại Nhật Bản, Seoul và
Busan ở Hàn Quốc, Đài Bắc và Cao Hùng ở Đài Loan. Cảm giác của tôi là
bất kỳ quốc gia mới nổi hạng trung nào có tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với
mức gấp ba lần sẽ phải đối mặt với một nguy cơ bất ổn chính trị kiểu Thái
Lan do xung đột khu vực, và sự mất cân bằng này là một lực cản đối với
tăng trưởng. Khi một phần dân chúng bị quên lãng và kẹt lại trong các thị
trấn và làng mạc tụt hậu, có nhiều xác suất họ sẽ nổi loạn chống lại các đặc
quyền của giới tinh hoa ở thủ đô.

Ngày nay chỉ có năm nền kinh tế lớn mới nổi hạng trung vi phạm rõ rệt

nguyên tắc tỷ lệ ba đối một này: Thái Lan, Malaysia, Chile, Argentina và
Peru. Mặc dù chiếm khoảng 15% trong dân số 68 triệu người của Thái Lan,
Bangkok chiếm 40% GDP. Thành phố thủ đô này là nơi nhà vua trị vì bên
cạnh một bộ sậu giới cầm quyền dân sự và quân sự luân phiên, và là nơi diễn
ra hầu hết các vụ đụng độ giữa các đảng chính trị ở nông thôn và thành thị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.